image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu nắng trong vườn

icon-time18/10/2023

“Nắng trong vườn” là một câu truyện trong sáng, nhẹ nhàng và bình yên chữa lành tâm hồn người đọc. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu nắng trong vườn nhé!


Đọc hiểu Nắng trong vườn (Từ Buổi chiều rất êm ả…) - Ngữ liệu 1

     Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.

     [...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dãy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.

     Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:
    - Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.

     Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.

     […]Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.

    Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

 (Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2015)

Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Không có ngôi kể

Đáp án. A => Dựa vào đặc điểm góc nhìn của người kể truyện trong câu truyện: Xưng “tôi” kể lại câu truyện.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Đáp án. B => Là câu truyện kể lại những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôi khi trải qua. 

Câu 3. Cảnh vật được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi sáng và buổi trưa

B. Buổi trưa và buổi chiều

C. Buổi chiều và buổi tối

D. Buổi tối và buổi sáng

Đáp án. C => Buổi chiều rất êm ả/ Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về.

Câu 4. Dòng nào sau đây miêu tả đúng ngôi nhà của ông Ba?

A. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng   

B. Uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi

C. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng     

D. Một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh

Đáp án. D => Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh.

Câu 5. Khi được vợ chồng ông Ba mời dùng cơm, thái độ của nhân vật tôi như thế nào?

A. Vui vẻ, tuy mệt mỏi nhưng miễn cưỡng ăn để vui lòng vợ chồng ông Ba

B. Thích thú, trân trọng những món ăn mà bà Ba nấu

C. Vui vẻ, háo hức với những món ngon mà bà Nga nấu

D. Thản nhiên, không quan tâm.

Đáp án. A => Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ.

Câu 6. Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

A. Phép liên tưởng

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép nối

Đáp án. A => Dựa trên ngữ liệu văn bản phía trên.

Câu 7. Dòng nào sau đây nêu không đúng về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích?

A. Câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn

B. Giọng văn thủ thỉ trầm lắng, thiết tha

C. Sử dụng hình ảnh nhiều hình ảnh ước lệ

D. Diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình

Đáp án. C => Rút ra sau khi ta đọc xong đoạn trích của văn bản trên.

 

Đọc hiểu nắng trong vườn (trắc nghiệm)

Câu 8. Nêu tâm trạng của nhân vật tôi khi trải nghiệm những ngày ở quê?

- Tâm trạng của nhân vật tôi: thích thú, vui sướng và thư thái trong lòng.

Câu 9. Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích trên?

- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích: bức tranh làng quê yên ả, thanh bình, có phần êm đềm và tĩnh lặng. Được cảm nhận qua những cảnh vật quen thuộc: buổi chiều êm ả, đàn chim vỗ cánh rào rào, mây trời ven đồi, cái chợ nhỏ, con sông uốn éo, đồng ruộng eo hẹp…qua những cảnh vật. Qua đó người đọc cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng.

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy trình bày tác dụng của việc trải nghiệm đối với bản thân.

Trong cuộc sống của chúng ta, việc có được những trải nghiệm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trải nghiệm không chỉ mang lại niềm vui cho chúng ta mà còn đem lại cho chúng ta những kĩ năng, những tri thức lí thú. Chính những trải nghiệm ấy sẽ trở thành những kỉ niệm đẹp cho chúng ta trong tương lai, để khi nhắc lại chúng ta nhìn thấy một cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc. Không chỉ vậy, những bài học mà trải nghiệm mang lại sẽ là những kinh nghiệm quý giá giúp ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, việc có những trải nghiệm trong cuộc sống là hết sức quan trọng đối với mỗi người.


Đọc hiểu Nắng trong vườn (Hôm sau, tôi để ý đến Hậu…) - Ngữ liệu 2

Hôm sau, tôi để ý đến Hậu. Cô ta rất trẻ, mới độ mười lăm, mười sáu tuổi. Người mảnh rẻ và uyển chuyển như một cành non, khuôn mặt xinh xắn và tươi. Tuy vậy tôi cũng không chú ý lâu đến cô. Tuy vậy, tôi cũng không chú ý lâu đến cô, chỉ coi cô như một nữ sinh còn nhỏ tuổi, ngây thơ và trẻ dại.
Nhưng thỉnh thoảng những lúc tôi thơ thần đi chơi, hình ảnh cô ta lại thoáng hiện qua trong trí. Ở chỗ này, tôi chỉ nhận thấy những người đàn bà nhà quê cục mịch và ngượng nghịu. Cô Hậu là biểu hiện sự tươi tắn, và thanh nhã. Từ hôm tôi về đây, một đôi khi cũng cùng cô nói chuyện, và nhờ cô những công việc vặt như khâu và quần áo. Thỉnh thoảng tôi cho cô mượn các tờ báo cũ, và mấy quyển tiểu thuyết tôi đem theo.
Những cơn gió mạnh của đồng nội, mùi thơm mát của hoa cỏ, và vẻ rộng rãi của khoảng trời mây chiếm cả linh hồn tôi. Những cuộc đi chơi lâu trong các vườn chè nương sắn, hay trên sườn đồi làm cho người tôi bồng bột, hoạt động hơn lên. Những lúc ấy, tôi muốn có người con gái đi bên cạnh, để chia sẻ bao nhiêu cảm giác say sưa ấy.
Nhưng tôi còn ham muốn những cái thủ mà một cô thiếu nữ không đem đến được. Tôi còn thích ngắm cảnh rừng đồi, thích vượt qua những nơi có và lau sậy sắc làm xây xát cả chân tay. Những buổi trưa nắng, tôi tìm chỗ có bóng mát, phanh áo nằm trên cỏ thiu thiu ngủ. Những mộng đẹp đến ám ảnh tôi, những mộng mà trong ấy tôi mơ màng khoác tay một cô gái cùng đi len lỏi trong vườn
chè. Rồi dần dần hình dáng cô gái đó rõ rệt là hình dáng cô thiếu nữ con ông Ba. Tôi vùng tỉnh dậy, bước đi nhanh như để tránh xa sự ám ảnh ấy. Tôi lên đồi cao để gió mát thổi vào trán, để mớ tóc bay phất phơ theo chiều gió mạnh.
Tuy vậy, mỗi ngày tôi lại chú ý đến cô ta hơn lên. Mà cô cũng hình như tìm hết cách để làm tôi chú ý đến cô. Trong lúc tôi xem sách hay ngồi nghỉ ngơi, hễ cứ ngẩng đầu lên là tôi lại thấy cô đăm đăm nhìn tôi, hai mắt nhung như cành hoa hoa tím ướt, cô vội quay mặt đi, nhưng cũng không kịp để giấu tôi thấy cái vẻ e lệl làm ửng đỏ hai gò má...
(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam tuyển tập, NXB Văn học, 2016, tr.314,315)
Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Ngôi kể thứ nhất

Câu 2. Trong văn bản, điều gì đã chiếm cả linh hồn tôi?

Những cơn gió mạnh của đồng nội, mùi thơm mát của hoa cỏ, và vẻ rộng rãi của khoảng trời mây.

Câu 3. Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về bức tranh quê được thể hiện trong văn bản.

Câu 4. Theo bạn, nhan đề Nắng trong vườn có ý nghĩa gì? với thiên nhiên và con người được thể

Nhan đề " Nắng trong vườn" của nhà văn Thạch Lam gợi mở một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, rực rỡ với hình ảnh "nắng" len lỏi qua những tán cây trong khu vườn. "Nắng" chỉ ánh sáng, sự sống, niềm hy vọng và sức sống mãnh liệt, xua tan đi những u buồn, tăm tối. "Vườn" là không gian bình yên, thơ mộng, là nơi con người tìm đến sự thanh thản, nuôi dưỡng tâm hồn.
Sự kết hợp " nắng trong vườn" tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ, tràn đầy sức sống, đồng thời thể hiện niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, vào những điều bình dị mà quý giá. Tuy nhiên, "nắng trong vườn" cũng gợi lên cảm xúc về sự mong manh, hữu hạn của cuộc đời, nhắc nhở con người hãy trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại.
Như vậy, nhan đề "Nắng trong vườn" là một nét đẹp tinh tế, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm của Thạch Lam.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question