image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Ngôn ngữ mạng xã hội làm hỏng tiếng Việt

icon-time6/5/2024

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Ngôn ngữ mạng xã hội làm hỏng tiếng Việt tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Ngôn ngữ mạng xã hội làm hỏng tiếng Việt

Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý giá của nước ta, đó không chỉ là phương tiện trong các hoạt động giao tiếp, mà còn được ví như một thứ “căn cước" của nền văn hóa dân tộc. Vì thế giữ gìn sự trong sáng tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú mang ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thế nhưng thực tế, có lẽ không khó để nhận ra việc tiếng Việt đang bị một bộ phận không nhỏ sử dụng một cách vô trách nhiệm, bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ, dẫn đến cách hiểu thứ ngôn ngữ chúng đang dùng hằng ngày "tựa như một mớ hô lốn". Nhất là trong giới trẻ. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể chen từ nước ngoài vào, khiến cho ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây như “no vấn đề” (không vấn đề gì), "thật là pro" (thật là chuyên nghiệp). Rồi cách diễn đạt cũng rất lạ với vô vàn những tiếng lóng đang làm cho ngôn ngữ chính thống bị méo mó. [...]

Đáng nói nữa là trong giới trẻ đang nổi lên một cách giao tiếp thời thượng, được đông đảo bạn bè cổ xúy mà chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày từ nhà ra ngoài, từ công sở đến trường học với những từ rất phản cảm như: “Đi gì mà đầu lâu thế?”; "Bắc Cạn đi các ông ơi"; "Hết bao nhiêu đấy để còn Campuchia"... Đó là còn chưa kể đến rất nhiều người thường xuyên viết sai chính tả "n/", "s/x", "tr/ch".

Có thể nói hiện hương sử dụng tiếng Việt thiếu chuẩn, hoặc sai về ngữ pháp có mặt ở mọi lúc, mọi nơi đang thực sự rất bảo đông, làm mất đi sự trong sáng vốn có của nó

(Trích Ngôn ngữ mạng xã hội đang làm hỏng tiếng Việt, Minh Tu Bão Giáo dục và thời đại, số đặc biệt, 9/2016)

Đọc hiểu Ngôn ngữ mạng xã hội làm hỏng tiếng Việt

Đọc hiểu Ngôn ngữ mạng xã hội làm hỏng tiếng Việt

Câu 1. Trong đoạn trích, những biểu hiện nào cho thấy tiếng Việt là tài sản vô cùng quý giá của nước ta.

Câu 2. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh giới trẻ đang sử dụng tiếng Việt một cách vô trách nhiệm

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn được in đậm.

Câu 4. Anh/Chị hãy đánh giá về thực trạng sử dụng tiếng Việt được nêu trong đoạn trích.


Đáp án

Câu 1.

- Trong đoạn trích, những biểu hiện cho thấy tiếng Việt là tài sản vô cùng quý giá của nước ta: là phương tiện trong các hoạt động giao tiếp, mà còn được ví như một thứ “căn cước" của nền văn hóa dân tộc

Câu 2.

- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh giới trẻ đang sử dụng tiếng Việt một cách vô trách nhiệm:

+  Bất cứ lúc nào họ cũng có thể chen từ nước ngoài vào, khiến cho ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây như “no vấn đề” (không vấn đề gì), "thật là pro" (thật là chuyên nghiệp)

+ những từ rất phản cảm như: “Đi gì mà đầu lâu thế?”; "Bắc Cạn đi các ông ơi"; "Hết bao nhiêu đấy để còn Campuchia"...

+ nhiều người thường xuyên viết sai chính tả "n/", "s/x", "tr/ch"

Câu 3.

- Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng tròn đoạn văn in đậm nhằm:

+ Giúp diễn đạt hiểu quả, ngắn gọn, dễ hiểu hơn.

+ Giúp liệt kê những dẫn chứng để chứng minh cho nhận định của tác giả.

+ Làm cho đoạn văn dễ đọc hơn không kể lể quá rườm rà, tránh trùng lặp hơn.

+ Đồng thời tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn.

Câu 4.

- Những thực trạng sử dụng tiếng Việt được nêu trong đoạn trích:

+ Bất cứ lúc nào cũng có thể chen từ nước ngoài vào, khiến cho ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây.

+ cách giao tiếp thời thượng với những từ rất phản cảm như: “Đi gì mà đầu lâu thế?”; "Bắc Cạn đi các ông ơi";..

→ Điều đó cho thấy giới trẻ ngày nay đang dần không còn trân trọng, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt nước nhà, kết hợp những từ ngữ của nước ngoài, lẫn lội giữa Tây và Ta, làm cho giới trẻ hình thành thói quen tìm thú vui trong cuộc sống, bắt theo thứ gọi là “trend” để rồi từ vựng nước nhà lại không am hiểu, vốn tiếng lại càng eo hẹp, hạn chế.

→ Có thể sử dụng những từ kết hợp như vậy để nhằm giải trí trong cuộc sống nhưng không thể biến nó thành thói quen, lạm dụng quá nhiều, gìn giữ, làm giàu vốn từ sẽ giúp cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp, phong phú hơn đó cũng là cách tôn trọng tiếng Việt thay vì phá hoại nó để nhằm đáp ứng nhu cầu mua vui quá trớn của bản thân. 

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question