Đọc hiểu Nguyễn Bính thơ và đời Láng giềng đã đỏ đèn đâu

icon-time13/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Nguyễn Bính thơ và đời Láng giềng đã đỏ đèn đâu: Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên? Câu 2: Xác định thể thơ của bài thơ trên? Câu 3: Sự chủ động táo bạo của nhân vật em được thể hiện thế nào? Câu 4: Biết chúng mình với nhau là biết về điều gì? Câu 5: cảm nhận của anh chị về hai câu thơ cuối bài.

Đọc đoạn trích sau:

Láng giềng đã đỏ đèn đâu 

Chờ em chừng dập miếng trầu em sang

Đôi ta cùng ở một làng

Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh

Em nghe họ nói mong manh

Hình như họ biết chúng mình với nhau.

Ai làm cả gió đắt cau

Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

(Theo Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học 2003)


Đọc hiểu Nguyễn Bính thơ và đời Láng giềng đã đỏ đèn đâu

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 2: Xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 3: Sự chủ động táo bạo của nhân vật em được thể hiện thế nào?

Câu 4: Biết chúng mình với nhau là biết về điều gì?

Câu 5: cảm nhận của anh chị về hai câu thơ cuối bài.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Đọc hiểu Nguyễn Bính thơ và đời Láng giềng đã đỏ đèn đâu

Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên là biểu cảm.

Câu 2: Thể thơ trong bài thơ là thể lục bát

Câu 3: Sự chủ động táo bạo của nhân vật em được thể hiện đó là:

+ Chủ động nói chuyện với chàng trai, nhắc khéo chàng trai đôi ta chung một ngõ thì không cần quá vội vàng.

+ Nhắc chàng trai rằng có người biết chúng ta đang có tình ý với nhau để chàng trai biết lo liệu cho tương lai mai sau. Vì nhân vật em và nhân vật anh đã có ràng buộc thế nên phải tiến tới chuyện xa hơn là hôn nhân.

+ Vì thế nhân vật em có nói bóng gió rằng đợt này  có gió to nên cau đắt, cây trầu lại đổ non (cau và trầu lại là những lễ vật không thể thiếu được trong tục lệ cưới hỏi) để nhắc khéo chàng trai mình rất ưng thuận anh rồi, anh nên tính chuyện cưới hỏi với mình.

Câu 4: Biết chúng mình với nhau chính là biết về anh với em đã có tình cảm với nhau, nói thẳng ra là một đôi yêu nhau, ai cũng biết thế nên anh cần phải chịu trách nhiệm với em. Cách nói vừa tình ý, khéo léo, vừa bóng gió thể hiện sự chủ động trong tình yêu của cô gái.

Câu 5: Cảm nhận của anh chị về hai câu thơ cuối bài:

Ai làm cả gió đắt cau

Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

    Hai câu thơ mượn cách nói bóng gió đã diễn đạt thật tinh tế nỗi lòng của cô gái. Cô gái trách móc duyên phận mình lỡ làng, trách ai đó đã vô tình không đoái hoài đến mình. Để cau đắt, để giầu đổ non, để đôi ta chẳng đến được với nhau. Chẳng cần nói thẳng mà chỉ cần thông qua những hình ảnh ẩn dụ như cau và giầu cũng khiến người đọc phần nào hiểu được sự lỡ dở trong tình duyên của đôi bạn trẻ. Sự đau xót và ngậm ngùi của cô gái. Đại từ phiếm chỉ “ai” được sử dụng thật tinh tế. Lấy cảm hứng trong văn học dân gian, gợi liên tưởng đến nhiều câu ca dao như “Ai làm cho bướm lìa hoa, Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng?” khiến những vần thơ của Nguyễn Bính thấm đẫm màu sắc của dân gian, trở nên thân quen, gần gũi với bạn đọc.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Nguyễn Bính thơ và đời Láng giềng đã đỏ đèn đâu. Những kiến thức trên hy vọng sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question