image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu nhà bác học qua sông

icon-time11/3/2024

"Nhà bác học sang sông" là một câu truyện ngụ ngôn đầy tính triết lí dành tặng cho người đời. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu nhà bác học qua sông nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nhà bác học qua sông

Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bên nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngắng cao đầu, kiêu ngạo hỏi:

- Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vẫn cần thiết nhất trên thế giới đấy!

Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:

- Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.

- Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi - nhà bác học nói. Nói xong ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa. Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm.

Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thối đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.

- Ông có biết bơi không? - Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học.

Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời:

- Không biết!

- Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói.

(Theo "200 bài học đạo lí" - NXB Văn hóa – Thông tin, 2011)


Đọc hiểu nhà bác học qua sông

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản.

Câu 3. Xác định 01 phép liên kết nổi bật trong văn bản trên. Chỉ ra từ ngữ thực hiện và nêu tác dụng phép liên kết đó.

Câu 4. Em có nhận xét gì về thái độ của nhà bác học với người chèo thuyền? Qua đó, câu chuyện đem lại cho em những bài học cuộc sống nào?

Đọc hiểu nhà bác học qua sông

Trả lời Đọc hiểu nhà bác học qua sông

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tự sự

Câu 2:

- Nội dung của văn bản kể lại câu truyện về vị bác học và anh lái đò. Nhà bác học tưởng rằng mình là người biết được nhiều điều nhất trên thế giới nhưng những điều mà ông biết lại chẳng thể cứu sống ông.

Câu 3:

- Phép liên kết nổi bật trong văn bản: Phép lặp (Nhà bác học, người chèo thuyền)

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh về hai nhân vật trong văn bản

+ Khiến cho văn bản có chiều sâu và vần điệu

Câu 4:

- Nhà bác học có ý coi khinh và không tôn trọng đối với người chèo thuyền. Qua đó, câu chuyện đem lại cho em những bài học sau:

+ Không được phép coi thường người khác, bất kể họ có là ai

+ Chúng ta phải biết được những điều cơ bản nhất trong cuộc sống trước khi học những thứ cao sang.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question