image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Nhà phê bình khen thơ anh giàu chất nhân văn

icon-time13/12/2023

Đọc hiểu Nhà phê bình khen thơ anh giàu chất nhân văn để cùng Topbee rút ra được bài học và thông điệp sâu sắc qua nhân vật trữ tình "tôi" và nhân vật "anh".

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

(1) Nhà phê bình khen thơ anh giàu chất nhân văn

Những trăn trở lớn lao, những nỗi đau vĩ đại 

Khen nghệ thuật cao siêu, khen tư duy đổi mới

Khen hồn thơ nhân hậu bao dung

(2) Chỉ duy nhất một lần 

Tôi bắt gặp anh khó chịu quay lưng 

Khi bà cụ tóc bạc phơ đưa tay xin giúp đỡ 

Những mỹ từ dựng lên quanh anh 

Như bong bóng xà bông bay đâu mất cả

(3) Nhà thơ tài hoa 

Trước mặt tôi 

Bỗng hóa thành chiếc hình nộm bằng rơm

[ … ]

(4) Giữa thơ và cuộc đời 

Sao khoảng cách đến vô biên?

Bài thơ anh trên tay tôi chợt mất đi cái phần hồn

Chỉ còn trơ những ngôn từ khô khốc…

(Khoảng cách, Dương Trọng Dật, in trong Chuyên Vân - Lai lịch nhà thơ, lại lịch bài thơ Hàn Anh Trúc biên soạn, NXB Thanh Niên, TP. HCM, 2002, Tr. 209-210)

Đọc hiểu Nhà phê bình khen thơ anh giàu chất nhân văn

Đọc hiểu nhà phê bình khen thơ anh giàu chất nhân văn

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Dựa vào bài thơ, hãy cho biết thơ của nhân vật "anh" được các nhà phê bình đánh giá ra sao? (0,5 điểm)

Câu 3. Hành động nào của nhân vật “anh” khiến cho chủ thể trữ tình thấy: “Những mỹ từ dựng lên quanh anh/ Như bong bóng xà bông bay đâu mất cả” ? (0,5 điểm)

Câu 4. Chủ thể trữ tình "tôi" thể hiện thái độ như thế nào đối với nhân vật “anh” qua khổ thơ thứ (3)?

Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ “Bài thơ anh trên tay tôi chợt mất đi cái phần hồn/ Chỉ còn trơ những ngôn từ khô khốc...”? (0,5 điểm) 

Câu 6. Qua bài thơ trên, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? (1.0 điểm) 

Câu 7. Sau khi đọc bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì về cách hành xử trong cuộc sống? Lí giải vì sao anh/ chị lại chọn bài học đó? (1,0 điểm)


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu

Câu 1:

Bài thể được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2:

Dựa vào bài thơ, thơ của nhân vật “anh” được các nhà phê bình đánh giá: “thơ anh giàu chất nhân văn”, “nghệ thuật cao siêu, khen tư duy đổi mới”, “hồn thơ nhân hậu bao chung”.

Câu 3:

Hành động của nhân vật “anh” khiến chủ thể trữ tình thấy “Những mỹ từ … bay đâu mất cả”: Nhân vật “anh” quay lưng đi khi thấy bà cụ tóc bạc đưa tay xin giúp đỡ. Nhân vật “anh” cảm thấy buồn vì thấy bà cụ có tuổi nhưng vẫn phải ra đường xin giúp đỡ. Với độ tuổi này bà cụ phải được an nhàn, hưởng vui tuổi già; nhưng phải chăng con cháu đã quá vô tâm, ích kỉ mà để bà của mình đáng thương như vậy.

Câu 4:

“(3) Nhà thơ tài hoa 

Trước mặt tôi 

Bỗng hóa thành chiếc hình nộm bằng rơm”

Ở khổ thơ thứ (3) này, nhân vật trữ tình đã ngụ ý về sự “ra đi” của nhân vật “anh”. Lời thơ gắn gọn như nói lên sự buồn bã, tổn thương và mất mát của nhân vật “tôi” khi người mình quý trọng không còn trên cuộc đời này nữa. Dùng từ “nhà thơ tài hoa” trong trường hợp này để thể hiện sự kính trọng, tôn thờ đối với một nhà thơ tài hoa có tấm lòng nhân đạo thuần khiết. Giờ đây tất cả chỉ còn là một “hình nộm bằng rơm”, một hình tượng trưng cho thân xác của “anh”, vô tri, không có linh hồn, tiếng nói,…

Câu 5:

Theo em, ý nghĩa của hai dòng thơ “Bài thơ anh… ngôn từ khô khốc” là sự day dứt, thất vọng khi âm dương cách biệt; tất cả những gì “anh” để lại trong đó có bài thơ đều trở nên vô hồn, khô khốc mất sự kết nối, thiếu sức sống. Những tình cảm, cảm xúc mà nhân vật “anh” để lại bỗng hóa hư vô, thứ còn lại duy nhất là những kỉ niệm, nhớ mong khôn nguôi.

Câu 6:

Thông điệp  mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: phải biết quan tâm, chăm sóc những người xung quanh. Chúng ta sinh ra ai cũng có hoàn cảnh riêng “người sang kẻ hèn” là chuyện thường tình. Cốt yếu là tấm lòng, sự sẻ chia lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Bởi vậy mỗi cá nhân cần có tấm lòng biết sẻ chia, yêu thương và giúp đỡ nhau. Dù không phải là một cha mẹ sinh ra, nhưng tấm lòng đồng cảm sẽ giúp mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, cũng như giúp cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Đây quả là một bài học rất ý nghĩa cho mỗi người trong cuộc sống.

Câu 7:

Bài thơ trên có rất nhiều bài học ấn tượng đối với em, nhưng bài học sâu sắc nhất đối với em là tình yêu thương trong cuộc sống. Giữa người với người phải tồn tại sự cảm thông, đùm bọc lẫn nhau. Ca dao có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” truyền thống của dân tộc Việt Nam là tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng bào cùng chung dòng máu. Đặc biệt là những người thân trong gia đình, chúng ta nên trân trọng khi họ còn ở bên mình, đừng để có ngày phải nói hai từ “giá như”.

Hoàng Khánh Nhi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question