image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Nhận và cho trong hội nhập văn hóa

icon-time9/5/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Nhận và cho trong hội nhập văn hóa chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Nhận và cho trong hội nhập văn hóa

[1](TN&MT) - Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Ủy ban văn hóa, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến cáo: Bước sang thế kỷ 21, nền khoa học của nhân loại có những bước tiến như vũ bão, làm đảo lộn nhiều giá trị tưởng như đã ổn định. Những thành tựu kì diệu
của khoa học, công nghệ... sẽ kéo theo những thay đổi về văn hóa, tác động sâu sắc đến các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy, các dân tộc cần chuẩn bị cho quá trình hội nhập một cách thông minh, trên cơ sở bảo tồn vững chắc những tinh hoa truyền thống của nền văn hóa dân tộc mình, góp phần làm phong phú nền văn hóa chung của nhân loại.

... [2] Giao lưu và hội nhập văn hóa có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhưng hội nhập bao giờ cũng có 2 mặt. Mặt tích cực là giao lưu và hội nhập sẽ giúp cho văn hóa mỗi dân tộc luôn phát triển, tiếp nhận được những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bồi đắp thêm cho văn hóa của dân tộc mình, đồng thời, quảng bá được những giá trị văn hóa của dân tộc mình cho các dân tộc khác. Tuy nhiên, cùng với đó là nguy cơ “đồng hóa” các hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa dân tộc, đe dọa tính sáng tạo của các nền văn hóa dân tộc, dẫn đến tình trạng “vong bản”, thậm chí thủ tiêu các giá trị văn hóa dân tộc.

...[3] Bản sắc văn hóa của một dân tộc chính là cốt cách của dân tộc ấy. Cốt cách dân tộc là những phẩm chất tương đối ổn định và bền vững, bởi nó được hình thành và tồn tại trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Đồng thời, cốt cách dân tộc được thể hiện rất rõ ở lĩnh vực văn hóa, làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách của dân tộc...

(Theo nhà văn Mai Nam Thắng, baotainguyenmoitruong.vn, ngày 02/3/2023)


Đọc hiểu Nhận và cho trong hội nhập văn hóa

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc loại văn bản thông tin hay văn bản nghệ thuật?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3: Theo đoạn trích, giao lưu và hội nhập văn hóa có những mặt tích cực nào?

Câu 4: Anh/ chị hãy kể ra 01 ví dụ về hoạt động giao lưu văn hóa mà anh/ chị biết và nêu ngắn gọn ý nghĩa của hoạt động đó?

Câu 5: Thế hệ trẻ cần làm thế nào để trong công cuộc hội nhập, văn hóa chỉ hòa nhập mà không bị “hòa tan”?

Đọc hiểu Nhận và cho trong hội nhập văn hóa

Đáp án

Câu 1.

- Đoạn trích trên thuộc loại văn bản thông tin, cung cấp cho người đọc những thông tin về hội nhập văn hóa.

Câu 2.

- Nội dung chính của đoạn trích trên: truyền tải nội dung về thông tin của nhận và cho, 2 mặt tích cực và tiêu cực (2) của hội nhập văn hóa và cốt cách dân tộc trong bản sắc văn hóa.

Câu 3.

- Theo đoạn trích, giao lưu và hội nhập văn hóa có những mặt tích cực: giúp cho văn hóa mỗi dân tộc luôn phát triển, tiếp nhận được những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bồi đắp thêm cho văn hóa của dân tộc mình, đồng thời, quảng bá được những giá trị văn hóa của dân tộc mình cho các dân tộc khác.

Câu 4.

- Có rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, trong đó có:

+ Ngày hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản: nhằm tạo cơ hội cho người Việt Nam và du khách quốc tế hiểu thêm về đất nước, văn hóa, con người và ngôn ngữ Nhật Bản. Đồng thời, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai quốc gia trong nhiều lĩnh vực hơn là mỗi bản sắc văn hóa

+ Những cuộc thi hoa hậu quốc tể tổ chức tại Việt Nam: Việc tham gia các cuộc thi hoa hậu không chỉ để tìm kiếm những gương mặt vàng có nhan sắc, tri thức, nhân cách, đại diện cho nét đẹp Việt Nam khi giao lưu với những người đẹp trên thế giới mà còn là nhằm truyền tải, giao lưu văn hóa, giúp cho mọi người thấy được những nét đẹp cổ truyền Việt trong trang phục, đồ ăn, thúc đẩy mối quan hữu nghị giữa các quốc gia.

+ Giao lưu văn hóa Việt - Hàn.

Câu 5.

- Để công cuộc hội nhập, văn hóa chỉ hòa nhập mà không bị “hòa tan” thì thế hệ trẻ cần phải:

+ Hiểu biết được những nét đẹp văn hóa bản sắc của Việt Nam ta, tránh nhầm lẫn nét văn hóa của nước ngoài.

+ Không truyền bá, mê tín, sai thông tin đến cho những người khác.

+ Biết cách kết hợp, tham khảo văn hóa của nước ngoài để làm cho văn hóa mình ngày càng văn minh, tiên tiến song vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question