image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

icon-time17/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết: Các nhân vật ấy hiện thân cho " cái cao cả" hay " cái thấp kém"? Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC

(Trích Trưởng giả học làm sang)

Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.

Ông Giuốc-đanh, Gia nhân

ÔNG GIUỐC-ĐANH – A ! Bác đã tới đấy à ? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.

PHÓ MAY – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

PHÓ MAY – Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

PHÓ MAY – Thưa ngài, đâu có.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đâu có là thế nào !

PHÓ MAY – Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.

PHÓ MAY – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ !

PHÓ MAY – Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Thế này là thế nào ? Bác may hoa ngược mất rồi !

PHÓ MAY – Nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu !

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư ?

PHÓ MAY – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả.

(SGK Văn 8 CTST trang 100-103)

Đọc hiểu Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Đọc hiểu Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Câu 1: Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:

a, Các nhân vật ấy hiện thân cho " cái cao cả" hay " cái thấp kém"?

b, Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa Ông Giuốc đanh với bác phó may trong văn bản:

Hành động và xung độtGiữa ông Giuốc đanh và Phó may
Các hành động làm nảy sinh xung đột

- Phó may

- Ông Giuốc- đanh

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may

- Ông Giuốc- đanh

Câu 3: Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?

Câu 4: Cho biết: 

a, Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: .... " Ông Giuốc-đanh ( nhìn áo của bác phó may)...", " Ông Giuốc-đanh .... (nói riêng) ..." là lời của ai và có vai trò như thế nào trong văn bản kịch?

b, Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu 5: Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây?

a, Xung đột giữa " cái cao cả" với " cái cao cả"

b, Xung đột giữa " cái cao cả" với " cái thấp kém"

c, Xung đột giữa " cái thấp kém" với " cái thấp kém"

Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản. 

Câu 7: Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

a. Nhân vật Giuốc-đanh: Hiện thân cho “cái thấp kém”

Nhân vật bác phó may: Hiện thân cho “cái thấp kém”

Bốn chú thợ phụ: Hiện thân cho “cái thấp kém”

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật Giuốc-đanh phê phán sự ngu dốt, hám danh, “trưởng giả học làm sang”

Câu 2: 

Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa Ông Giuốc đanh với bác phó may trong văn bản:

Đọc hiểu Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Câu 3: 

Theo em, hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười vì: các hành động này là yếu tố này đã tạo ra nghệ thuật trào phúng, tiếng cười, tiếng cười đến từ sự lố bịch, ngược đời, khập khiễng, bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.

Câu 4.

a, Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: .... " Ông Giuốc-đanh ( nhìn áo của bác phó may)...", " Ông Giuốc-đanh .... (nói riêng) ..." là lời tác giả và có vai trò giải thích, kể chi tiết các tình huống giúp cho người đọc hiểu và dễ hình dung câu chuyện.

b, Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ khó hình dung, tính cách nhân vật sẽ không được khắc họa rõ nét từ đó người đọc khó hình dung tình huống kịch.

Câu 5: 

- Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột: Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”

- Em khẳng định như vậy, vì cả hai hạng người trong màn kịch đều cho thấy sự lố bịch, kém hiểu biết, không có chính kiến riêng.

Câu 6: 

Chủ đề của văn bản: châm biếm thói xâu của những người thấp kém.  Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang.

Câu 7: 

Em đồng tình với quan điểm nhan đề “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” trước hết chúng ta cần phải tôn trọng người viết, nhan đề này sẽ hướng đến nội dung chính của văn bản, gây sự tò mò, xoay quanh nhân vật. Có sự liên kết giữa nội dung tác phẩm và nhan đề.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question