image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Phù sa tháng năm

icon-time27/5/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Phù sa tháng năm: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Liệt kê hình ảnh mái trường được gợi lên từ đoạn văn bản. Xác định và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Quả hàng giả bỗng chân giục mùa thi/ Hàng phi lao xanh trùm lô cốt giặc.

Đọc đoạn trích sau:

TỪ MÁI TRƯỜNG NÀY

"Từ mái trường này con đã ra đi 

Mang những bóng hình thân yêu trong đó 

Hàng phượng vĩ mỗi mùa hoa lại nở 

Đỏ như màu máu chia ly

Quả bàng già bỗng chín giục mùa thi 

Hàng phi lao xanh trùm lô cốt giặc 

Cái giếng đầu làng soi chung một sắc 

Da trời, màu nước, mắt con

Từ mái trường này con đã thêm yêu 

Lịch sử dân ta Bà Trưng, Bà Triệu 

Biển rộng sông dài nay con đã hiểu 

Mẹ ơi! Tổ quốc Việt Nam 

(...)

Thầy giáo già, trên trán một cày sâu 

Thời gian khắc nếp nhăn tuổi tác 

Con bỗng hiểu trong mỗi đường mỗi nét 

Trên trán thầy là để khắc cho con 

Những nếp nhăn trong khối óc còn non 

Những nếp nhăn làm người - Lẽ sống!..." 

(Thơ. Nguyên Hương, trích Phù sa tháng năm- NXB Thanh niên-2012)

Đọc hiểu Phù sa tháng năm

Đọc hiểu Phù sa tháng năm

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Liệt kê hình ảnh mái trường được gợi lên từ đoạn văn bản.

Câu 3. Xác định và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Quả bàng già bỗng chín giục mùa thi 

Hàng phi lao xanh trùm lô cốt giặc 

Câu 4. Thông điệp mà anh/chị đọc được từ đoạn văn bản:

Thầy giáo già, trên trán một cày sâu 

Thời gian khắc nếp nhăn tuổi tác 

Con bỗng hiểu trong mỗi đường mỗi nét 

Trên trán thầy là để khắc cho con 

Những nếp nhăn trong khối óc còn non 

Những nếp nhăn làm người - Lẽ sống!...


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm, miêu tả.

Câu 2. 

Qua đoạn văn bản có những chi tiết miêu tả hình ảnh mái trường như sau: Hàng phượng vĩ mỗi mùa hoa lại nở, Quả bàng già bỗng chín giục mùa thi, Hàng phi lao xanh trùm lô cốt giặc. Cái giếng đầu làng soi chung một sắc da trời, màu nước, mắt con. Thầy giáo già, trên trán một cày sâu. Từ những chi tiết trên ta thấy hình ảnh mái trường hiện lên thật thân thương, bình dị với những đặc trưng vốn có gắn liền với hình ảnh mái trường như phượng đỏ, cây bàng già, thầy giáo,…

Câu 3. 

"Quả bàng già bỗng chín giục mùa thi 

Hàng phi lao xanh trùm lô cốt giặc "

Trong hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá: Nhân hoá hình ảnh quả bàng già chín “giục” mùa thi tới. Tác giả sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của quả bàng già.

Câu 4. 

Qua đoạn thơ trên ta có thể rút ra thông điệp về sự quan tâm đến cách tân giáo dục, mà bắt đầu là từ thầy giáo và lối sống. Văn bản trên đã cho thấy việc hiểu biết về lịch sử và văn hóa dân tộc rất quan trọng trong việc xây dựng và giáo dục thế hệ trẻ. Biết về lịch sử và văn hoá của dân tộc giúp chúng ta thêm yêu quê hương, đất nước hơn. Thông qua câu thơ cuối cùng, chúng ta cũng có thể rút ra một thông điệp về sự tác động của thời gian đến con người và cách mà những nếp nhăn vẫn giữ được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Những nếp nhăn ấy là minh chứng của sự chảy trôi của thời gian, là minh chứng cho những kỉ niệm, kí ức của mỗi người.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Phù sa tháng năm. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question