image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Rùa và Thỏ

icon-time13/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Rùa và Thỏ: Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? Câu 2: Theo em vì sao Thỏ lại thua cuộc trong cuộc thi chạy trên? Câu 3: Chỉ ra phó từ và cho biết ý nghĩa của nó trong câu văn sau? “Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng.”Câu 4: Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì? Câu 5. Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 - 5 câu văn)

Đọc đoạn trích sau

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

    (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông Ten)


Đọc hiểu Rùa và Thỏ - Đề 1

Đọc hiểu Rùa và Thỏ

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Theo em vì sao Thỏ lại thua cuộc trong cuộc thi chạy trên? 

Câu 3: Chỉ ra phó từ và cho biết ý nghĩa của nó trong câu văn sau?

“Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng.”

Câu 4: Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì?

Câu 5:  Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 - 5 câu văn)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là tự sự.

Câu 2: Thỏ vốn nhanh nhẹn, có thể dễ dàng thẳng được Rùa nhưng trong cuộc thi chạy trên Thỏ lại thua cuộc. Bởi vì Thỏ đã quá tự cao tự đại, luôn đề cao sức mạnh của bản thân, xem thường sức mạnh của đối thủ, vừa chạy vừa chơi, rồi lại ngủ nên hậu quả đã bị Rùa vượt mặt về đích trước.

Câu 3: Phó từ trong câu văn là:

+ Từ “vẫn” chỉ ý tiếp diễn, liên tục, không ngừng nghỉ, thể hiện sự quyết tâm của Rùa trong cuộc thi chạy với Thỏ

Câu 4: Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ đó là khi làm bất cứ việc gì cũng phải khiêm tốn, đừng quá đề cao sức mạnh của mình mà dẫn đến chủ quan, rồi sẽ nhận hậu quả. Nếu biết mình biết ta, tự tin và cố gắng hết sức vào bản thân thì chắc chắn sẽ thành công.

Câu 5: Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên em sẽ tham gia cuộc thi chạy bằng tất cả sự nỗ lực và khiêm tốn của mình. Em cũng sẽ không khinh thường đối thủ, đã tham gia vào bất kỳ cuộc chơi nào cũng đều cố gắng và nỗ lực hết mình, không bao giờ được chủ quan. Bởi vì chỉ có như vậy thì mới có thể chiến thắng được trong cuộc thi này.


Đọc hiểu Rùa và Thỏ - Đề số 2

Câu 1: Cho biết thể loại của văn bản trên?

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản?

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu  tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? Vì sao Thỏ thua Rùa?

Câu 5:  Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.

Trả lời câu hỏi

Đọc hiểu Rùa và Thỏ ảnh 2

Câu 1: Thể loại của văn bản trên là truyện ngụ ngôn.

Câu 2: Nội dung của đoạn trích đó là nói về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ, Thỏ ham chơi, coi thường đối thủ, Thỏ kiên trì cố gắng nên đã về đích trước. Qua đó nhắc nhở mỗi người khi đã làm việc thì phải nỗ lực hết sức, không được chủ quan, coi thường đối thủ.

Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là nhân hóa. Nhân vật loài vật như Thỏ và Rùa có tiếng nói như con người, biết suy nghĩ và hành động như con người. Nhờ có biện pháp nhân hoá thế giới loài vật hiện lên sinh động và gần gũi, qua đó tác giả gửi gắm được nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống.

Câu 4: Sở dĩ có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ là do Thỏ quá kiêu ngạo, tự cao tự đại nên để dạy dỗ cho Thỏ một bài học Rùa đã thách đố Thỏ chạy thi. Thỏ thua Rùa vì quá tự cao, không chú tâm vào việc chạy và coi thường sức mạnh của Rùa.

Câu 5: Qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó” có thể thấy Thỏ là một con vật kiêu ngạo, kiêu căng, tự phụ, luôn coi thường người khác. Cũng chính vì quá kiêu ngạo nên Thỏ đã thua cuộc.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Thỏ và Rùa. Các câu trả lời chính xác, đầy đủ nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question