image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Sở kiến hành

icon-time30/11/2023

“Sở kiến hành” là bài thơ được sáng tác bởi đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Sở kiến hành nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Sở kiến hành - ảnh 1

Đọc hiểu Sở kiến hành - Đề 1

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Ngũ ngôn

C. Tự do

D. Song thất lục bát

Câu 2. Bài thơ trên có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây?

A. Tự sự và thuyết minh

B. Thuyết minh và nghị luận

C. Tự sự và nghị luận

D. Tự sự và biểu cảm

Câu 3. Nhân vật chính trong bài thơ là?

A. Người mẹ

B. Người mẹ cùng ba đứa con

C. Quan lớn

D. Nhà vua

Câu 4. Những dòng thơ nào sau đây miêu tả cuộc sống đói rách của mẹ con người ăn xin?

A. Một mẹ cùng ba con/ Lê la bên đường nọ

B. Trong giỏ đựng những gì/ Mớ rau lẫn tấm cám

C. Chết lăn rãnh đến nơi/ Thịt da béo cầy sói

D. Nửa ngày bụng vẫn không/ Quần áo vẻ co dúm

Câu 5. Bài thơ vẽ lên hai bức tranh tương phản giữa:

A. Cuộc sống của người mẹ và người con

B. Cuộc sống của mẹ con người ăn xin và cuộc sống của nhà vua

C.Cuộc sống của bọn quan lại và cuộc sống của nhà vua

D. Cuộc sống của mẹ con người ăn xin và cuộc sống của bọn quan lại

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ?

A. Lên án cuộc sống xa hoa lãng phí của giai cấp thống trị

B. Đồng cảm, xót thương đối với những người dân đói khổ

C. Phê phán sự cai quản thiếu sáng suốt của nhà vua

D. Cả A và B

Câu 7. Bài thơ trên chứa đựng những giá trị nào sau đây?

A. Giá trị hiện thực và giá trị thẩm mĩ

B. Giá trị nhân đạo và giá trị nhận thức

C. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

D. Giá trị thẩm mĩ và giá trị giáo dục

Trả lời Đọc hiểu Sở kiến hành - Đề 1

Câu 1. B => Dựa trên số chữ trong mỗi câu.

Câu 2. D => Dựa trên những từ ngữ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3. A => Bài thơ tập trung xoay quanh nhân vật người mẹ.

Câu 4. D => Nửa ngày bụng vẫn không/ Quần áo vẻ co dúm

Câu 5. D => Dựa trên sự đối lập giữa các nhân vật được miêu tả trong bài thơ.

Câu 6. D => Dựa trên những từ ngữ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 7. C => Bài thơ là những suy nghĩ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Đọc hiểu Sở kiến hành - ảnh 2

Đọc hiểu Sở kiến hành - Đề 2

Câu 8. Bạn hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

Ai vẽ bức tranh này

Dâng lên nhà vua rõ?

Câu 9. Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 10. Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ? (Viết khoảng 5-7 dòng) 

Trả lời Đọc hiểu Sở kiến hành - Đề 2

Câu 8.

- Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện được nỗi ước mong của đại thi hào dân tộc rằng nhà vua sẽ nhìn thấy được cảnh đói khổ của muôn dân đối lập hoàn toàn với cuộc sống xa hoa lãng phí của bọn quan lại. Qua những hiện thực tàn khốc đó mà có được những chính sách hợp lí để trị vì đất nước.

Câu 9.

- Chủ đề của bài thơ là bức tranh hiện thực của xã hội nước ta trong thời kì phong kiến. Nhân dân ta thì sống lầm than, đói khổ. Đối lập lại với cuộc sống của người dân, bọn quan lại thì sống xa hoa lãng phí.

Câu 10.

- Bất bình trước hiện thực xã hội ngày càng tệ bạc, tác giả Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được nỗi lòng của ông với cuộc sống ấy. Ông đã khắc họa lên một bức tranh xã hội nước ta trong thời kì phong kiến. Nhân dân ta thì sống lầm than, đói khổ. Đối lập lại với cuộc sống của người dân, bọn quan lại thì sống xa hoa lãng phí. Bằng việc vẽ lên hai hình ảnh cuộc sống đối lập nhau, Nguyễn Du đã bày tỏ thái độ thương cảm, đau xót đối với ba mẹ con người ăn xin nói riêng và những kiếp người cơ cực nói chung. Cũng qua đó,bày tỏ ra thái độ phê phán, phẫn nộ trước sự vô cảm, tàn nhẫn, xa hoa và lãng phí của giai cấp thống trị.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question