image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Sông Bạch Đằng lịch sử (Trắc nghiệm)

icon-time4/10/2023

Sông Bạch Đằng là nơi diễn ra 3 trận thủy chiến oanh liệt trong lịch sử. Để hiểu rõ hơn về con sông này, hãy cùng Topbee trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Sông Bạch Đằng lịch sử (Trắc nghiệm) nhé!

Đọc văn bản sau: 

SÔNG BẠCH ĐẰNG LỊCH SỬ

Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

(Bạch Đằng thuở trước máu còn loang)

Giang Văn Minh (1573 - 1638)

Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Sông có “tên hiệu” là sông Vân Cừ và tên “dân dã” là sông Rừng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha / Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của con sông này. 

Cha ông ta xưa kia hiểu rất rõ “thủy chế” của sông Bạch Đằng dưới tác động của thủy triều, nên đã vận dụng vào những trận chiến bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi kẻ thù ở nơi cửa ngõ này. Sông đã ba lần lập chiến công, là mồ chôn quân giặc từ phương Bắc tới.

1. Trận Bạch Đằng năm 938

Năm 938, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm phong cho con là Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh hai vạn quân, tiến vào cửa sông Bạch Đằng, đánh chiếm nước ta.

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ.

Quân Nam Hán tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân rút lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, quân ta đổ ra đánh. Nhiều thuyền chiến lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn và bị cọc đâm thủng. Lúc ấy Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.

2. Trận Bạch Đằng năm 981

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại. Nhân khi Đại Cồ Việt có nội loạn, mùa thu năm 980, nhà Tống đem quân chia làm hai đạo tiến vào theo đường bộ và đường thủy. Cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng.

Ngày 28-4-981, trận quyết chiến diễn ra trên sông. Lê Hoàn cho một cánh quân ra khiêu chiến với Hầu Nhân Bảo, giả thua nhử quân địch đuổi theo. Khi đoàn chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Hoàn tung quân từ khắp các ngả tấn công quân Tống. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong cuộc hỗn chiến. Đám tàn quân hoảng sợ vội tháo lui ra biển. Nghe tin thất trận, các đạo quân Tống hoảng sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa.

3. Trận Bạch Đằng năm 1288

Năm 1287, nhà Nguyên mở cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người. Đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị thủy quân Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đánh tan trong trận Vân Đồn. Trước tình thế bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo các hướng khác nhau.

Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Các cây gỗ lim, gỗ táu đốn từ trên rừng được kéo về bến sông, tại đây cây được đẽo nhọn và cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển, chỉ để trống sông Đá Bạc cho quân Nguyên kéo vào.

Nhân lúc nước lớn, Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng. Thủy quân Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế thúc quân đuổi theo, tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc. Quân Trần đợi cho thủy triều xuống, nhất loạt quay thuyền lại đánh thẳng vào đội hình địch. Quân Nguyên hoảng loạn, bỏ thuyền lên bờ tìm đường chạy trốn, nhưng lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần.

Hơn 4 vạn quân Nguyên bị loại khỏi vòng chiến, nhiều tướng Nguyên trong đó có Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trận đại thắng trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. 

Gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của dân tộc, sông Bạch Đằng xứng đáng được vinh danh trong bảng vàng lịch sử. Năm 1835, vua Minh Mạng cho đúc Cửu đỉnh đặt ở Thái Miếu trong kinh thành Huế. Nhà vua đã - cho chạm chín dòng sông tiêu biểu của Việt Nam lên Cửu đỉnh, gồm các sông Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng. Trong đó sông Bạch Đằng được khắc lên Nghị đỉnh.

(Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín, Dạt dào sông nước, NXB Kim Đồng, 2015) 


Đọc hiểu Sông Bạch Đằng lịch sử (Trắc nghiệm)

Đọc hiểu Sông Bạch Đằng lịch sử (Trắc nghiệm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

A. Tự sự                                  B. Nghị luận

C. Thuyết minh                       D. Biểu cảm

Câu 2. Dựa trên thông tin văn bản cung cấp, tên gọi khác của sông Bạch Đằng là:

A. Sông Vân Nam                  B. Sông Vân Cừ

C. Sông Vân Cửu                   D. Sông Vân Bạch

Câu 3. Đề tài chính của văn bản trên là:  

A. Giới thiệu về các chiến thắng trên sông Bạch Đằng

B. Giới thiệu về sông Bạch Đằng 

C. Giới thiệu về dòng chảy sông Bạch Đằng 

D. Giới thiệu về vị trí địa lí sông Bạch Đằng 

Câu 4. Việc đưa nội dung ba trận chiến trên sông Bạch Đằng nhằm làm nổi bật thông tin chính nào về dòng sông? 

A. Chứng minh đây là dòng sông lịch sử 

B. Sự hiểm yếu của con sông này 

C. Sự oai hùng của con sông này 

D. Cơ chế vận động thủy triều của con sông này 

Câu 5. Theo thông tin của văn bản nối các trận Bạch Đằng và quân thù xâm lược sao cho thích hợp 

1. Trận Bạch Đằng 938a. Quân Mông Nguyên 
2. Trận Bạch Đằng 981b. Quân Nam Hán 
3. Trận Bạch Đằng 1288c. Quân Tống

Câu 6. Cách triển khai văn bản trên được trình bày theo cấu trúc: 

A. Nguyên nhân – Kết quả và ý chính - nội dung chi tiết

B. Ý chính - nội dung chi tiết và trật tự thời gian 

C. Vấn đề - Cách giải quyết và nguyên nhân – Kết quả

D. So sánh – đối chiếu và trật tự thời gian

Câu 7: Thái độ, quan điểm của tác giả khi cung cấp thông tin về sông Bạch Đằng như trên là gì? 

A. Trầm trồ trước lịch sử của dòng sông 

B. Ngưỡng mộ trước cấu trúc phức tạp của dòng sông 

C. Tự hào, ngưỡng mộ trước những chiến tích lịch sử trên dòng sông 

D. Bất ngờ trước kết cấu thủy triều đặc biệt trên dòng sông 

Câu 8. Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản, theo em bố cục đó có quan hệ như thế nào với nhan đề? 

Câu 9. Cách trình bày dữ liệu và thông tin được thể hiện theo cấu trúc nào? Nhận xét về hiệu quả của các cách trình bày đó. 

Câu 10. Viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, bàn luận về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

A. Tự sự                                  B. Nghị luận

C. Thuyết minh                       D. Biểu cảm

Câu 2. Dựa trên thông tin văn bản cung cấp, tên gọi khác của sông Bạch Đằng là:

A. Sông Vân Nam                  B. Sông Vân Cừ

C. Sông Vân Cửu                   D. Sông Vân Bạch

Câu 3. Đề tài chính của văn bản trên là:  

A. Giới thiệu về các chiến thắng trên sông Bạch Đằng

B. Giới thiệu về sông Bạch Đằng 

C. Giới thiệu về dòng chảy sông Bạch Đằng 

D. Giới thiệu về vị trí địa lí sông Bạch Đằng 

Câu 4. Việc đưa nội dung ba trận chiến trên sông Bạch Đằng nhằm làm nổi bật thông tin chính nào về dòng sông? 

A. Chứng minh đây là dòng sông lịch sử 

B. Sự hiểm yếu của con sông này 

C. Sự oai hùng của con sông này 

D. Cơ chế vận động thủy triều của con sông này 

Câu 5. Theo thông tin của văn bản nối các trận Bạch Đằng và quân thù xâm lược sao cho thích hợp 

1. Trận Bạch Đằng 938 b. Quân Nam Hán 
2. Trận Bạch Đằng 981c. Quân Tống
3. Trận Bạch Đằng 1288a. Quân Mông Nguyên

Câu 6. Cách triển khai văn bản trên được trình bày theo cấu trúc: 

A. Nguyên nhân – Kết quả và ý chính - nội dung chi tiết

B. Ý chính - nội dung chi tiết và trật tự thời gian 

C. Vấn đề - Cách giải quyết và nguyên nhân – Kết quả

D. So sánh – đối chiếu và trật tự thời gian

Câu 7: Thái độ, quan điểm của tác giả khi cung cấp thông tin về sông Bạch Đằng như trên là gì? 

A. Trầm trồ trước lịch sử của dòng sông 

B. Ngưỡng mộ trước cấu trúc phức tạp của dòng sông 

C. Tự hào, ngưỡng mộ trước những chiến tích lịch sử trên dòng sông 

D. Bất ngờ trước kết cấu thủy triều đặc biệt trên dòng sông 

Câu 8.  

- Bố cục:

+ Giới thiệu về sông Bạch Đằng và cơ chế thủy triều của dòng sông.

+ Trình bày các minh chứng chiến thắng trong lịch sử.

+ Khẳng định giá trị lịch sử của dòng sông.

→ Nhan đề: Nhấn mạnh được giá trị lịch sử của sông Bạch Đằng.  

Câu 9. 

Cách trình bày dữ liệu và thông tin được thể hiện theo cấu trúc: Ý chính đến Thông tin chi tiết và trật tự thời gian.

+ Ý chính: Giới thiệu về sông Bạch Đằng và cơ chế thủy triều.

+ Thông tin chi tiết: Thuyết minh về ba trận chiến trên sông Bạch Đằng theo trật tự thời gian 

→ Đây là cấu trúc dễ theo dõi, rõ ràng đi vào trọng tâm chính của vấn đề.

Câu 10. 

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Hai câu thơ trên xuất hiện trong tác phẩm nổi tiếng “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là chân lý sâu sắc. Lịch sử rất dài nhưng mỗi nước chỉ có một lịch sử. Chúng ta có được ngày hôm nay là do cả một quá trình lịch sử gây và xây dựng đất nước tạo thành. Vì thế dân ta phải biết lịch sử một cách tường tận, rõ ràng, cụ thể. Nếu không dạy cho thế hệ tương lai biết tường tận về lịch sử là có lỗi với lịch sử.

Phương Linh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question