Đọc hiểu Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu
Lương thiện là lựa chọn của mỗi người chúng ta trong cách sống. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu nhé!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu, mà bởi vì ta hiểu rằng lương thiện là bản tính nguyên sơ của mỗi con người “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Làm người thì không thể chọn con đường trở thành kẻ ác, người ác tất sẽ có báo ứng.
Ta chọn nhường nhịn không có nghĩa là ta đang bị thụt lùi, mà vì ta hiểu rằng, “một sự nhịn, chín sự lành”, nhịn một chút sóng êm gió lặng, lùi một chút biển rộng trời cao.
Ta chọn tha thứ không phải vì ta nhu nhược, mà bởi vì ta hiểu rằng tha thứ là một trong những đức tính tốt đẹp nhất trên đời, không bao giờ là sai cả. Ta lựa chọn tha thứ còn một nguyên nhân nữa, không phải vì ta không giữ vững lập trường, mà bởi vì ta hiểu rằng mọi chuyện không nên làm tận, làm tuyệt.
Ta chọn “khờ khạo” không phải vì ta khờ khạo thật, mà bởi vì ta hiểu rằng, khi đối diện với hiểu lầm, oan ức, bất công thì không nên so đo tính toán quá, cứ nở nụ cười mà lặng nhìn thế thái nhân tình.
Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn cấp cho đối phương thêm một cơ hội nữa.
Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu hoạn về sau.
Ta trân trọng nghĩa tình không phải vì ta quỵ lụy, mà bởi vì không nhất thiết phải vứt bỏ khoảng thời gian tốt đẹp giữa chúng ta.
Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều dù ta có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Tuy nhiên khi đối diện với cuộc đời thì bản tính của mình như thế nào mới là điều quan trọng nhất.
Nguồn :Sưu tầm
Đọc hiểu Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu
Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
Câu 2. Câu “một sự nhịn, chín sự lành" liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học ?
Câu 3. Tìm ra từ trái nghĩa trong các câu sau: “Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu mà bởi vì ta hiểu rằng lương thiện là bản tình nguyên sơ của mỗi con người, "nhân chi sơ, tính bản thiện". Làm người thì không thể chọn con đường trở thành kẻ ác người ác tất sẽ có báo ứng" ?
Câu 4. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên
Câu 5. Giải thích câu “nhân chỉ sơ, tỉnh bốn thiện" ?
Câu 6. Em học được bài học gì từ đoạn văn trên ?

Trả lời câu hỏi đề Đọc hiểu Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên: Phương thức Nghị luận
Câu 2.
- Câu “một sự nhịn, chín sự lành" liên quan đến phương châm hội thoại quan hệ
Câu 3.
- Cặp từ trái nghĩa trong câu trên là: lương thiện >< ác
Câu 4.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất ở đoạn văn trên là: Điệp cấu trúc
“ Ta chọn …”
Câu 5.
- “nhân chỉ sơ, tỉnh bốn thiện": Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn có bản tính lương thiện và tốt lành. Khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình của mỗi người lại dần trở nên thay đổi. Tính ác có thể xuất hiện khi ta không giữ gìn bản thân của mình. Bởi vậy, muốn giữ được bản tính hiền lành chúng ta phải luôn được giáo dục và rèn luyện bản thân thật tốt
Câu 6.
- Em học được bài học từ đoạn văn trên là: Những điều tốt đẹp mà chúng ta lựa chọn để sống không phải là do ta yếu kém hay do bản thân ta không đủ năng lực. Lối sống ấy là lối sống khiêm tốn, rèn luyện bản thân mà ai cũng nên có.