image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Thầy tôi theo hồi tưởng của nhà thơ Hoàng Cầm

icon-time5/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Thầy tôi theo hồi tưởng của nhà thơ Hoàng Cầm: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong các từ sau: thầy giáo, chạy, khó, học trò. Với vai họ hàng, người thầy Hoàng Ngọc Phách gọi nhân vật “tôi” (học trò của mình) bằng gì? Nội dung chính của văn bản? Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó. 

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Niên khóa 1935 - 1936, có một giáo sư khoảng 40 tuổi, đậu như từ trường Thành Chung, Lạng Sơn đổi về dạy lớp tôi. Lần đầu gặp, tôi thấy ở người thầy giáo mới này một vẻ gì đó rất nho nhã, rất đáng yêu và dĩ nhiên đáng kính. Đó là thầy Hoàng Ngọc Phách, dạy môn văn.

Đến khi tôi lập gia đình, một điều không ngờ hóa ra ông trời run rủi thế nào mà vợ tôi lại là chị con bác của thầy Hoàng Ngọc Phách.

Một ngày Tết, ở thị xã Bắc Ninh, tôi và vợ đến chúc tết họ hàng nội ngoại thì người thầy rất kính yêu của mình lại chạy ngay ra cửa đón chào, gọi tôi bằng bác. Một điều "thưa bác”, hai điều “thưa bác” khiến lúc đầu tôi rất lúng túng, ngượng nghịu chưa biết xưng hô như thế nào. Còn vợ tôi thì cứ thản nhiên gọi thầy giáo của tôi bằng “cậu” và tự xưng là “chị”, mặc dù vợ tôi kém “cậu em” đến trên 20 tuổi. Thế mới biết, cách xưng hô ở ngôn ngữ của ta thật là khó vì nỗi quá chi li khe khắt, quá phức tạp trong quan hệ họ hàng, xã hội.

Tôi tự trấn tĩnh và nói với thầy:

- Năm mới, con đến chúc thầy và gia đình có nhiều sức khỏe và thành đạt trong mọi việc của đời sống ạ!

- Khi trở về nhà, vợ tôi phàn nàn:

- Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy? Cậu ấy là em mình chứ

Tôi cười, đáp:

- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ!

(Theo hồi tưởng của nhà thơ Hoàng Cầm, trích Thầy tôi, NXB Trẻ, 2004)


Đọc hiểu Thầy tôi theo hồi tưởng của nhà thơ Hoàng Cầm

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong các từ sau: thầy giáo, chạy, khó, học trò. 

Câu 3. Với vai họ hàng, người thầy Hoàng Ngọc Phách gọi nhân vật “tôi” (học trò của mình) bằng gì? 

Câu 4. Nội dung chính của văn bản? 

Câu 5. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó. 

Câu 6. Em suy nghĩ như thế nào về lời đáp của nhân vật “tôi” với vợ: “Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ!


Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2. 

- Danh từ: thầy giáo, học trò.

- Động từ: chạy.

- Tính từ: khó. 

Câu 3. 

Với vai họ hàng, người thầy Hoàng Ngọc Phách gọi nhân vật “tôi” (học trò của mình) bằng bác.

Câu 4. 

Nội dung chính của văn bản là: Đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô.

Câu 5. 

Các từ thuộc một trường từ vựng xưng hô: Bác, vợ, cậu, mình, chị, con.

Câu 6. 

Qua lời đáp của nhân vật “tôi” với vợ: “Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ! thì em thấy nhân vật tôi là người sống rất có đạo đức, biết tôn sư trọng đạo, sống biết trước biết sau.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Thầy tôi theo hồi tưởng của nhà thơ Hoàng Cầm. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Nguyễn Phương Linh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question