image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang

icon-time9/10/2023

Trả lời những câu hỏi trong Đọc hiểu Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang do Topbee biên soạn sẽ giúp bạn đọc được chiêm nghiệm tất cả những tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang

(Trích Quân trung từ mệnh tập)

(1) Ta nghe: (đối với) đạo quân nhân nghĩa, kẻ nào thuận đức thì sống, kẻ nào trái đức thì chết. Vì người cầm quân ấy giữ việc đánh giết, nắm quyền sống chết: khi thì khoan hồng như khí dương, khi thì thảm khắc như khí âm, đều tuân theo lẽ phải của Trời, không thể theo ý riêng mình được. Nay các ông bằng một nghìn quân, một mình trơ trọi. Đã đến hơn một năm nay, tin tức không thông, mà tự cậy là thành cao hào sâu, có khác gì người mù không sợ cái chết, không biết tự liệu sức mình.

(2) Kể ra, thời có khi thịnh khi suy, thế có kẻ mạnh, kẻ yếu; cũng là lẽ trời lòng người, thuận hay nghịch, hướng theo hay trái ngược. Nếu chỉ khăng khăng câu nệ và kiến thức hẹp hòi, cam lòng chịu lấy tai vạ, thì cũng đáng thương lắm. Vì thế mà tính mạng của mấy vạn đàn ông, đàn bà ở trong thành, đều bị các ông lừa dối làm hại, làm cho bọn người không tội một mai bị chết. Cho nên ta không ngại nói đi nói lại, lại sai người đến nơi dụ bảo.

(3) Nếu các ông biết tỉnh ngộ thì không những người cả ở trong thành ấy nhờ đó được an toàn; cả sự giàu sang của các ông cũng có thể giữ được lâu dài, mà đức hiếu sinh của thượng để cũng thấm khắp đến lòng dân. Nếu không thể thì giữa người thuận đức với kẻ trái đức, tất có một kẻ sống một kẻ chết. Đó là lẽ tất nhiên. Ta có thể tự theo ý riêng mình sao được! Các ông nên mau mau mở cửa thành, cởi áo giáp cùng ta hòa giải. Ta nếu trái lời giao ước tất nhiên trời chẳng dung cho, nếu các ông cứ chấp mê, ta tất không tha thứ.

(4) Nay hãy tạm lấy một việc trước mắt, bày tỏ từng việc cho các ông nghe: các thành Tân Bình, Thuận Hóa, Nghệ An, Diễn Châu, Tam Đái, Thị Kiều, Tiền Vệ đều may biết thời thế, hiểu quyền biến, chuyển họa làm phúc, để cho người trong các thành ấy có đến hơn 56.000 người đều được an toàn. Duy có một thành Khâu Ôn không hiểu sự biến, bo bo giữ kiến thức nhỏ, để cho người trong một thành ngọc đá đều bị thiêu cháy, há chẳng đáng xót thương! Các ông nên nghĩ, chớ để hối hận về sau!

(Trích Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội)


Đọc hiểu Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại:

A. Thơ ca 

 B. Văn chính luận

C. Nghị luận xã hội 

D. Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. Câu văn nào thể hiện được luận đề của văn bản:

A. (đối với) đạo quân nhân nghĩa, kẻ nào thuận đức thì sống, kẻ nào trái đức thì chết. Vì người cầm quân ấy giữ việc đánh giết, nắm quyền sống chết: khi thì khoan hồng như khí dương, khi thì thảm khắc như khí âm, đều tuân theo lẽ phải của Trời, không thể theo ý riêng mình được.

B. Kể ra, thời có khi thịnh khi suy, thế có kẻ mạnh, kẻ yếu; cũng là lẽ trời lòng người, thuận hay nghịch, hướng theo hay trái ngược. Nếu chỉ khăng khăng câu nệ và kiến thức hẹp hòi, cam lòng chịu lấy tai vạ, thì cũng đáng thương lắm

C. Nếu các ông biết tỉnh ngộ thì không những người cả ở trong thành ấy nhờ đó được an toàn; cả sự giàu sang của các ông cũng có thể giữ được lâu dài, mà đức hiếu sinh của thượng để cũng thấm khắp đến lòng dân. Nếu không thể thì giữa người thuận đức với kẻ trái đức, tất có một kẻ sống một kẻ chết. Đó là lẽ tất nhiên

D. Vì thế mà tính mạng của mấy vạn đàn ông, đàn bà ở trong thành, đều bị các ông lừa dối làm hại, làm cho bọn người không tội một mai bị chết. Cho nên ta không ngại nói đi nói lại, lại sai người đến nơi dụ bảo.

Câu 3. Để nêu dẫn chứng thực tiễn cho luận đề, Nguyễn Trãi đã đề cập đến vấn đề gì?

A. Quân giặc khăng khăng muốn chiến đấu để bảo vệ danh dự

B. Quân giặc chỉ còn một nghìn quân, ở thế trơ trọi và lại khăng khăng muốn giữ thói câu nệ, cố thủ

C. Quân giặc sức cùng lực kiệt, thiếu lương thực và không thức thời.

D. Quân giặc sức cùng lực kiệt, quân sĩ yếu kém, lừa đối lòng người, khăng khăng muốn cố thủ tại thành.

Câu 4. Đoạn nào thể hiện được lời khuyên (dụ) của Nguyễn Trãi dành cho quân giặc ở thành Xương Giang?

A. Đoạn (1) 

B. Đoạn (3)

C. Đoạn (2) 

D. Đoạn (4)

Câu 5. Mục đích của Nguyễn Trãi khi viết câu văn “Các thành Tân Bình, Thuận Hóa, Nghệ An, Diễn Châu, Tam Đái, Thị Kiều, Tiền Vệ đều may biết thời thế, hiểu quyền biến, chuyển

họa làm phúc, để cho người trong các thành ấy có đến hơn 56.000 người đều được an toàn” là gì?

A. Liệt kê sức mạnh của quân Tây Sơn đã thu phục được rất nhiều các thành

B. Liệt kê sức mạnh của quân Tây Sơn đã giành thắng lợi liên tiếp và thể hiện ân nghĩa đối với người dân trong thành.

C. Khuyên nhủ thành Khâu Ôn lấy tấm gương của các thành đã đầu hàng, chuyển họa thành phúc để bảo toàn tính mạng cho mọi người.

D. Tỏ rõ sức mạnh quân sự đánh đâu thắng đó của quân Tây Sơn đối với thành Khâu Ôn.

Câu 6. Nguyễn Trãi đã nêu ra những lợi ích của việc “Nếu các ông biết tỉnh ngộ” (Đầu hàng) là gì? thì

A. Đức hiếu sinh của thượng để cũng thấm khắp đến lòng dân.

B. Bảo toàn lực lượng và tính mạng cho hơn 56.000 người.

C. Không những người cả ở trong thành ấy nhờ đó được an toàn; cả sự giàu sang của các ông cũng có thể giữ được lâu dài.

D. Không những người cả ở trong thành ấy nhờ đó được an toàn; cả sự giàu sang của các ông cũng có thể giữ được lâu dài, mà đức hiếu sinh của thượng để cũng thấm khắp đến lòng dân.

Câu 7: Mục đích của Nguyễn Trãi khi viết “Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang” là gì?

A. Hòa giải chiến tranh, bảo toàn lực lượng và an toan đôi bên, mở đường hiếu sinh cho kẻ giặc.

B. Thể hiện sức mạng chiến đấu của quân Tây Sơn.

C. Đe dọa, thách thức kẻ thù ngông cuồng rằng chúng sẽ không có chỗ dung thân.

D. Thể hiện tài năng quân sự của Nguyễn Trãi.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Em hãy nêu sơ đồ bố cục nội dung của bài chính luận “Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang”.

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của Nguyễn Trãi trong văn bản “Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang”.

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày những cảm nhận của em về về tư tưởng của Nguyễn Trãi: Ta nghe: (đối với) đạo quân nhân nghĩa, kẻ nào thuận đức thì sống, kẻ nào trái đức thì chết. Vì người cầm quân ấy giữ việc đánh giết, nắm quyền sống chết: khi thì khoan hồng như khí dương, khi thì thảm khắc như khí âm, đều tuân theo lẽ phải của Trời, không thể theo ý riêng mình được. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người lãnh đạo nói chung.

Đọc hiểu Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang

Trả lời đọc hiểu:

Câu 1: Chọn B. Văn chính luận

Giải thích: Văn chính luậnn là sự khái quát những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản chủ yếu để hình thành một số đặc trưng tiêu biểu như sự bôc lộ công khai quan điểm chính trị tính chặt chẽ của ngôn ngữ trong lập luận và tính thuyết phục truyền cảm khi diễn đạt lời văn.

Câu 2: Chọn A.  (đối với) đạo quân nhân nghĩa, kẻ nào thuận đức thì sống, kẻ nào trái đức thì chết. Vì người cầm quân ấy giữ việc đánh giết, nắm quyền sống chết: khi thì khoan hồng như khí dương, khi thì thảm khắc như khí âm, đều tuân theo lẽ phải của Trời, không thể theo ý riêng mình được.

Câu 3: Chọn B. Quân giặc chỉ còn một nghìn quân, ở thế trơ trọi và lại khăng khăng muốn giữ thói câu nệ, cố thủ

Câu 4: Chọn B. Đoạn 3

Giải thích: Là thời điểm thuận lợi để quan giặc đầu hàng

Câu 5: Chọn C. Khuyên nhủ thành Khâu Ôn lấy tấm gương của các thành đã đầu hàng, chuyển họa thành phúc để bảo toàn tính mạng cho mọi người.

Câu 6: Chọn D. Không những người cả ở trong thành ấy nhờ đó được an toàn; cả sự giàu sang của các ông cũng có thể giữ được lâu dài, mà đức hiếu sinh của thượng để cũng thấm khắp đến lòng dân.

Câu 7: Chọn A. Hòa giải chiến tranh, bảo toàn lực lượng và an toàn đôi bên, mở đường hiếu sinh cho kẻ giặc.

Câu 8:

- Đoạn 1: Sự chính nghĩa và thực tiện việc làm sai trái của kẻ địch

 - Đoạn 2: Những điều hại khi kẻ giặc không đầu hàng 

- Đoạn 3: Những điều lợi khi kẻ giặc đầu hàng “Quân giặc chỉ còn một nghìn quân, ở thế trơ trọi và lại khăng khăng muốn giữ thói câu nệ, cố thủ”

- Đoạn 4: Khuyên nhủ (dụ) giặc đầu hàng lấy đại cục làm trọng.(Các ông nên mau mau mở cửa thành, cởi áo giáp cùng ta hòa giải. Ta nếu trái lời giao ước tất nhiên trời chẳng dung cho, nếu các ông cứ chấp mê, ta tất không tha thứ).

Câu 9: 

Nhận xét giọng điệu: 

- Cứng rằn, quyết đoán, chỉ trích thẳng thắn những bảo thủ câu nệ của kẻ thù 

- Nhẹ nhàng, đưa ra tình lí để khuyên răn kẻ thù giảng hòa trong hòa bình

Câu 10:

Đối với mỗi sáng tác của Nguyễn Trãi ta sẽ thấy rằng mỗi tác phẩm là một hiện thực hóa cho một tư tưởng nhân đạo. Đối với Thư dụ (tướng sĩ trong) thành Xương Giang cũng vậy tác giả đã gửi gắm tư tưởng về vai trò của người lãnh đạo trên mọi phương diện. Đặc biệt trong trích dẫn trên ta thấy rằng tác giả thể như một vị tướng dùng văn chương để động viên hàng ngàn chiến sĩ ngoài kia, đồng thời hành động lúc này được coi như tấm gương để những lãnh đạo ngoài kia noi theo và thấu hiểu vai trò của người lãnh đạo, người cầm quân phải biết lấy đại cục làm trọng, cần tuân theo lẽ phải không nghịch lí Thiên, không thể theo ý mình mà làm. Vì vậy những tư tưởng trên còn cho ta thấy giá trị của thông đến muốn truyền tải tới những cá nhân đã, đang và sẽ đảm nhiệm cương vị của một người lãnh đạo cần phải hi sinh bản thân, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, luôn ý thức được hành độc của bản thân, đặc biệt không độc đoán chuyên quyền trên mọi phương diện mà chúng ta lãnh đạo.

Hoàng Dung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question