image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Thu hứng (Lác đác rừng phong hạt móc sa)

icon-time11/12/2023

Thu hứng (Cảm hứng mùa thu) của thi nhân Đỗ Phủ đã trở nên nổi tiếng với thời gian. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Thu hứng (Lác đác rừng phong hạt móc sa) nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.


Đọc hiểu Thu hứng (Lác đác rừng phong hạt móc sa) - Đề 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Cảnh thiên nhiên mùa thu được gợi lên qua những hình ảnh nào ở 4 câu thơ đầu?

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa

Trả lời 

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Phương thức Biểu cảm

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2.

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ: nhà thơ Đỗ Phủ

Câu 3.

- Cảnh thiên nhiên mùa thu được gợi lên qua những hình ảnh:

+ Rừng phong hạt móc xa

+ Khí thu lòa

+ Sóng rợn lòng sông thẳm

+ Mây đùn cửa ải xa

Câu 4.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Biện pháp đối

- Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Làm cho câu thơ trở nên có nhịp điệu, vần điệu

+ Tác giả muốn nhấn mạnh sự vận động mạnh mẽ, sinh động của thiên nhiên vào mùa thu, cũng như cho thấy những suy nghĩ, lo âu của tác giả với đất nước.

Đọc hiểu Thu hứng (Lác đác rừng phong hạt móc sa)

Đọc hiểu Thu hứng (Lác đác rừng phong hạt móc sa) - Đề 2

Câu 1. Nêu chủ đề của văn bản trên?

Câu 2. Xác định phép liệt kê trong 6 dòng thơ đầu? Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó là gì?

Câu 3. Chữ “lệ” ở câu thơ “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ” được hiểu như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ này.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu quê hương của tuổi trẻ hôm nay.

Trả lời 

Câu 1.

- Chủ đề của văn bản trên: Là bức tranh thiên nhiên khi tiết trời sang thu cũng như là những lo lắng, suy từ của thi nhân Đỗ Phủ khi nghĩ tới hoàn cảnh hiện tại của đất nước.

Câu 2.

- Phép liệt kê trong sáu câu thơ đầu: rừng phong – núi Vu, kẽm Vu- sóng rợn- mây đùn cửa ải- khóm cúc - con thuyền

- Hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê: Bức tranh khung cảnh thiên nhiên được mở rộng, được bao hàm rõ ràng hơn. Cũng như làm nổi bật lên tâm trạng của con người khi chứng kiến khung cảnh thiên nhiên đó.

Câu 3.

- Chữ “lệ” ở câu thơ “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ” được hiểu là giọt nước mắt của con người, cũng như là giọt nước mắt của khóm hoa cúc

- Hiệu quả nghệ thuật: Cho độc giả thấy được tâm trạng của thi nhân mỗi lần thấy hoa cúc nở rộ. Đó là nỗi niềm thương nhớ quê nhà luôn luôn ẩn hiện trong tâm trí. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được.

Câu 4.

- Thời đại ngày càng có nhiều sự thay đổi, thế nhưng có một điều mà mãi mãi sẽ luôn lớn mạnh đó chính là tinh thần dân tộc của chúng ta. Tinh thần ấy dù là thời đại nào cũng đều có, tuy mỗi thời kì lại có một cách bày tỏ khác nhau. Đặt mình vào vị trí của một đất nước đang đứng trước sự hòa nhập với thế giới hiện đại, đa dạng bản sắc như hiện tại chúng ta lại càng phải tự ý thức về vai trò của bản thân nhiều hơn nữa. Không chỉ giữ gìn và bảo tồn, mà chúng ta còn phải phát triển và khiến cho tinh thần ấy lại càng trở lên giàu đẹp hơn nữa.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question