image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Tính hồn nhiên trong quá khứ tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam

icon-time13/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tính hồn nhiên trong quá khứ tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam: Câu 1. Chỉ ra các thao tác lập luận trong đoạn trích. Câu 2. Tác giả so sánh điều gì giữa thơ Tản Đà với Thơ Mới? Câu 3. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn: Tư duy thơ ông thật sự được tự do buông thả cho trí tưởng tượng phóng túng. Câu 4. Quan điểm của Anh/Chị về vấn đề tác giả đặt ra trong đoạn trích.

Đọc đoạn trích sau:

"Nhìn lại quá trình lịch sử của thơ ca dân tộc trong thời cận đại, chúng ta thấy rằng thơ Tản Đà là đỉnh cao về mặt hồn nhiên so với thơ ca trước đó. Tư duy thơ ông thật sự được tự do buông thả cho trí tưởng tượng phóng túng. Tuy rằng cái tự do của ông chưa được toàn diện, mới là tự do "ngông nghênh", đùa bỡn với trời đất và với chính mình.

Đến các nhà Thơ Mới, tư duy thơ được mở rộng hơn. Đa số các nhà Thơ Mới lúc bấy giờ là những thanh niên tuổi trẻ. Tuổi đời trung bình từ 16 đến 20. Thơ của họ đã cố vươn tới đỉnh cao của tính hồn nhiên trong tư duy thơ và trong tình cảm".

(Trích: Tinh hồn nhiên trong thơ quá khứ - Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá Thành, NXB Văn học, 1996, tr. 237).


Đọc hiểu Tính hồn nhiên trong quá khứ tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Đọc hiểu Tính hồn nhiên trong quá khứ tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Câu 1. Chỉ ra các thao tác lập luận trong đoạn trích.

Câu 2. Tác giả so sánh điều gì giữa thơ Tản Đà với Thơ Mới?

Câu 3. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn: Tư duy thơ ông thật sự được tự do buông thả cho trí tưởng tượng phóng túng

Câu 4. Quan điểm của Anh/Chị về vấn đề tác giả đặt ra trong đoạn trích.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Các thao tác lập luận trong đoạn trích là:

Thao tác lập luận phân tích, giải thích: Tư duy thơ ông thật sự được tự do ………………….đùa bỡn với trời đất và với chính mình.

Thao tác lập luận bình luận: Nhìn lại quá trình lịch sử của thơ ca dân tộc …………………….nhiên so với thơ ca trước đó

Thao tác lập luận giải thích, chứng minh:  Đa số các nhà Thơ Mới lúc bấy giờ là những thanh niên tuổi trẻ. Tuổi đời trung bình từ 16 đến 20.

Thao tác lập luận so sánh: Đến các nhà Thơ Mới, tư duy thơ được mở rộng hơn. ………………….trong tình cảm"

Câu 2. Tác giả so sánh điều gì giữa thơ Tản Đà với Thơ Mới là:

So sánh trên phương diện tư duy thơ, phong cách sáng tác của Tản Đà và các nhà Thơ Mới.

Tư duy thơ Tản Đà thật sự được tự do buông thả cho trí tưởng tượng phóng túng. Tuy rằng cái tự do của ông chưa được toàn diện, mới là tự do "ngông nghênh", đùa bỡn với trời đất và với chính mình. Đến các nhà Thơ Mới thì tư duy thơ được mở rộng hơn. Thơ của họ đã cố vươn tới đỉnh cao của tính hồn nhiên trong tư duy thơ và trong tình cảm.

Câu 3. Nghĩa sự việc: Tư duy thơ ông được tự do buông thả cho trí tưởng tượng phóng túng

Nghĩa tình thái: Khẳng định với độ chắc chắn cao là tư duy thơ của Tản Đà được buông thả trong trí tự do và tưởng tượng phóng túng thông qua từ “thật sự”.

Đọc hiểu Tính hồn nhiên trong quá khứ tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam ảnh 2

Câu 4. Quan điểm của Anh/Chị về vấn đề tác giả đặt ra trong đoạn trích.

     Trước hết vấn đề được tác giả đặt ra trong đoạn trích bao gồm hai vấn đề lớn: thứ nhất là tư duy thơ của Tản Đà được buông thả cho trí tưởng tượng phóng túng, hồn nhiên hơn nhiều so với thơ ca trước đó. Thứ hai là đến thời kỳ của Thơ Mới thì tư duy thơ lại được mở rộng hơn và đã đạt đến đỉnh cao của sự hồn nhiên, phóng túng. Theo tôi quan điểm này là hoàn toàn đúng đắn, đã phản ánh đúng phong cách thơ Tản Đà cùng diện mạo của văn học Việt Nam giai đoạn 1932 -1945. Nhắc đến Tản Đà thì hẳn ai cũng đều biết ông là một trong những tác giả có phong cách rất đặc biệt trong thơ ca Việt Nam. Với tư duy thơ hồn nhiên và phóng túng, chính là ông là người đã mở đường cho con đường đổi mới của thơ ca Việt Nam. Những vần thơ hồn nhiên, phóng túng của Tản Đà như “ Đêm trăng buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay chán nửa rồi” hay “Thật hồn, thật phách, thật thân thể/ Thật được lên tiên sướng lạ lùng” đó là những mong ước táo bạo thể hiện một cái tôi khát khao được thoát tục, sống cuộc đời như mơ ước, khẳng định bản ngã của mình. Trước đó thật chưa có nhà thơ nào dám thể hiện cái tôi ấy trong thơ ca. Cho đến giai đoạn Thơ Mới thì cái tôi hồn nhiên, phóng túng ấy lại càng đậm đà hơn, rõ nét hơn. Điển hình như trong thơ của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” hay “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” Chính sự phá cách ấy đã tạo nên một diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam trong thời điểm giao thời đặc biệt ấy.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tính hồn nhiên trong quá khứ tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question