image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Trắc nghiệm Thả Diều (3 đề)

icon-time8/9/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Trắc nghiệm Thả Diều: 

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

Cánh diều no gió 

Sáo nó thổi vang 

Sao trời trôi qua 

Diều thành trăng vàng.   

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần 

Diều hay chiếc thuyền 

Trôi trên sông Ngân.   

 

Cánh diều no gió 

Tiếng nó chơi vơi 

Diều là hạt cau 

Phơi trên nong trời. 

(Thả diều của Trần Đăng Khoa) 


Đọc hiểu Trắc nghiệm Thả Diều

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? 

A. Tự sự 

B. Miêu tả  

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận 

Câu 2. Thể thơ và cách gieo vần của đoạn thơ ? 

A. Lục bát, vần liền   

B. Bốn chữ, vần hỗn hợp 

C. Năm chữ, vần liền 

D. Bốn chữ, vẫn liền  

Câu 3. Câu thơ Cánh diều no gió lặp lại ba lần ở đầu các khổ thơ có tác dụng gì?

 A. Nhấn mạnh hình ảnh chủ đạo của bài   

B. Giữ mạch cảm xúc cho bài thơ 

C. Tạo ấn tượng, gợi cảm xúc về hình ảnh thơ 

D. Cả ba phương án trên  

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ có trong câu sau: 

Diều là hạt cau 

Phơi trên nong trời 

A. So sánh và nhân hóa 

B. Nhân hóa và ẩn dụ   

C. So sánh và ẩn dụ 

D. Ẩn dụ và hoán dụ 

Câu 5. Điền tiếp thông tin để hoàn thiện câu văn sau để tạo thành câu hoàn chỉnh: Hình ảnh chiếc diều no gió được Trần Đăng Khoa liên tưởng tới 

Câu 6. Từ cảm nhận đoạn thơ trên và thực tế, em hiểu về diều như thế nào? 

A. Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. 

B. Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, ni lon, chất liệu bằng ni lon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và có độ bền khi sử dụng.   

C. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. 

D. Cả ba phương án trên. 

Câu 7. Bài thơ viết về chủ đề nào: 

A. Qua những hình ảnh thiên nhiên gần gũi quen thuộc và thơ mộng, nhà thơ ca ngợi tình cảm quê hương đất nước 

B. Qua những hình ảnh thơ trong sáng, hồn nhiên và trong trẻo, tác giả ca ngợi thế giới trẻ em trong sáng hồn nhiên 

C. Qua hình ảnh cánh diều nhà thơ bày tỏ tình yêu với quê hương và sự trân trọng với thế giới tâm hồn trẻ thơ

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? 

A. Tự sự 

B. Miêu tả  

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận 

Câu 2. Thể thơ và cách gieo vần của đoạn thơ ? 

A. Lục bát, vần liền   

B. Bốn chữ, vần hỗn hợp 

C. Năm chữ, vần liền 

D. Bốn chữ, vẫn liền  

Câu 3. Câu thơ Cánh diều no gió lặp lại ba lần ở đầu các khổ thơ có tác dụng gì?

 A. Nhấn mạnh hình ảnh chủ đạo của bài   

B. Giữ mạch cảm xúc cho bài thơ 

C. Tạo ấn tượng, gợi cảm xúc về hình ảnh thơ 

D. Cả ba phương án trên  

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ có trong câu sau: 

Diều là hạt cau 

Phơi trên nong trời 

A. So sánh và nhân hóa 

B. Nhân hóa và ẩn dụ   

C. So sánh và ẩn dụ 

D. Ẩn dụ và hoán dụ 

Câu 5. Điền tiếp thông tin để hoàn thiện câu văn sau để tạo thành câu hoàn chỉnh: 

Hình ảnh chiếc diều no gió được Trần Đăng Khoa liên tưởng tới khung cảnh cánh diều bay lượn, tung tăng trong gió, tự do trên bầu trời.

Câu 6. Từ cảm nhận đoạn thơ trên và thực tế, em hiểu về diều như thế nào? 

A. Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. 

B. Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, ni lon, chất liệu bằng ni lon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và có độ bền khi sử dụng.   

C. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. 

D. Cả ba phương án trên. 

Câu 7. Bài thơ viết về chủ đề nào:

A. Qua những hình ảnh thiên nhiên gần gũi quen thuộc và thơ mộng, nhà thơ ca ngợi tình cảm quê hương đất nước 

B. Qua những hình ảnh thơ trong sáng, hồn nhiên và trong trẻo, tác giả ca ngợi thế giới trẻ em trong sáng hồn nhiên 

C. Qua hình ảnh cánh diều nhà thơ bày tỏ tình yêu với quê hương và sự trân trọng với thế giới tâm hồn trẻ thơ


Đọc hiểu Thả Diều Tự luận - Đề số 1

Đọc hiểu Thả Diều Tự luận - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cánh diều? Hãy tìm những hình ảnh biểu hiện sự liên tưởng độc đáo của tác giả về cánh diều.

Câu 3. Bức tranh thiên nhiên nông thôn trong bài thơ hiện lên như thế nào?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Bài thơ được viết theo thể thơ: Bốn chữ.

Câu 2. 

Để miêu tả cánh diều, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, ẩn dụ. 

Những hình ảnh biểu hiện sự liên tưởng độc đáo của tác giả về cánh diều là: Diều thành trăng vàng, Diều hay chiếc thuyền, Diều là hạt cau, Diều em - lưỡi liềm.

Câu 3. 

Bức tranh thiên nhiên nông thôn trong bài thơ hiện lên rất thân thuộc, gần gũi và giản dị.


Đọc hiểu Thả Diều Tự luận - Đề số 2

Câu 1. Khi viết: Dây diều em cảm/Bên bờ hố bom...., nhà thơ muốn nói tới điều gì?

Câu 2. Nông thôn Việt Nam là chủ đề nổi bật trong sáng tác của Trần Đăng Khoa khi ở lứa tuổi học trò. Em hãy chọn, giới thiệu với thầy/cô và các bạn một đoạn hoặc một bài thơ viết về nông thôn của Trần Đăng Khoa mà em yêu thích.

Câu 3. Thả diều là một trò chơi dân gian. Ngoài thả diều, em còn biết đến trò chơi dân gian nào khác? Hãy giới thiệu ngắn gọn về trò chơi đó.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Khi viết: Dây diều em cảm/ Bên bờ hố bom...., nhà thơ muốn nói tới chiến tranh khốc liệt thời xưa, nó đã tàn phá những kỉ niệm đẹp cùng chiếc diều đó.

Câu 2. 

Một đoạn hoặc một bài thơ viết về nông thôn của Trần Đăng Khoa mà em yêu thích:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…

Câu 3. 

Thả diều là một trò chơi dân gian. Ngoài thả diều, em còn biết đến trò chơi dân gian như kéo co. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Kéo co là trò chơi cần đến sức lực nhưng chúng vẫn có những bí quyết riêng để giành chiến thắng. 

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu Trắc nghiệm Thả Diều. Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question