image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Tự trào Nguyễn Khuyến (trắc nghiệm, tự luận) (2 đề)

icon-time15/9/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tự trào Nguyễn Khuyến (trắc nghiệm, tự luận): Bài thơ được gieo vần gì? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào? Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

TỰ TRÀO

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đương dở cuộc không còn nước,

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Mở miệng nói ra gàn bát sách,

Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!

(Nguyễn Khuyến)


Đọc hiểu Tự trào Nguyễn Khuyến (trắc nghiệm, tự luận) - Đề số 1

Đọc hiểu Tự trào Nguyễn Khuyến (trắc nghiệm, tự luận) - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng 

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần cách

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”

B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”

C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng

D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp

Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?

A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)

B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)

C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)

D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? 

A. 1 – 2 và 3 – 4

B. 3 – 4 và 5 – 6

C. 5 – 6 và 7 – 8

D. 1 – 2 và 7 – 8 

Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì?

A. Tự kể về mình

B. Tự viết về mình

C. Tự nói về mình

D. Tự cười mình

Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì?

A. Cái nghèo của mình

B. Cái dốt nát của mình

C. Cái vô tích sự của mình

D. Cái khôn ngoan của mình

Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”?

A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu

B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng

C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng

D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng

Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng yêu nước

B. Sự hiếu học

C. Lòng tự trọng

D. Tính hài hước

Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5 − 7 dòng.

Câu 10. Anh/ chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5 − 7 dòng. 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng 

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần cách

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”

B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”

C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng

D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp

Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?

A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)

B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)

C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)

D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? 

A. 1 – 2 và 3 – 4

B. 3 – 4 và 5 – 6

C. 5 – 6 và 7 – 8

D. 1 – 2 và 7 – 8 

Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì?

A. Tự kể về mình

B. Tự viết về mình

C. Tự nói về mình

D. Tự cười mình

Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì?

A. Cái nghèo của mình

B. Cái dốt nát của mình

C. Cái vô tích sự của mình

D. Cái khôn ngoan của mình

Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”?

A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu

B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng

C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng

D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng

Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng yêu nước

B. Sự hiếu học

C. Lòng tự trọng

D. Tính hài hước

Câu 9. 

Nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt là vì ông vốn là người có học thức và thành công trên con đường học vấn nhưng lại không làm được gì cho đất nước. Chính vì vậy ông luôn cảm thấy băn khoăn và day dứt vì không làm được gì cho quê hương đất nước nên lui về quê ở ẩn. Khi làm bạn với thơ, viết về mình, về đất nước, ông thường cười cái danh vọng và sự vô tích sự của mình và những vần thơ ấy luôn thâm thuý và thấm đẫm nước mắt.

Câu 10. 

"Tự trào" không chỉ là sự tự chê cười chính mình mà còn là sự muốn phê phán, lên án những mặt xấu của những người xung quanh. "Tự trào" là cách chúng ta bộc lộ quan điểm của chính mình về một sự vật, hiện tượng. Đôi khi bản thân em cũng hay tự trào vì trong cuộc sống có nhiều vấn đề nhức nhối mà ta cần phê phán và bàn luận hoặc đôi khi bản thân mình hay làm những điều buồn cười thì em cũng hay tự trào để nhìn nhận lại vấn đề của bản thân. 


Đọc hiểu Tự trào Nguyễn Khuyến (trắc nghiệm, tự luận) - Đề số 2

Đọc hiểu Tự trào Nguyễn Khuyến (trắc nghiệm, tự luận) - Đề số 2

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên:

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Tự do

C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Bảy chữ

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 3: Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã tự viết về mình như thế nào?

A. Chẳng giàu, chẳng sang;

B. Chẳng gầy, chẳng béo

C. Làng nhàng

D. Chẳng giàu, chẳng sang, chẳng gầy, chẳng béo, làng nhàng

Câu 4: Bài thơ trên gieo vần gì, ở những vị trí nào?

A. Vần "ang", vần "ươc", vần "ach", vần "i" ở cuối tất cả các câu

B. Vần "ang" ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

C. Vần "ang" ở các tiếng: sang, làng nhàng, làng, thang, bảng vàng

D. Vần "ang" ở hai câu đầu.

Câu 5: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì? Tác dụng:

Cờ đương dở cuộc không còn nước

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

A. Phép đối và phép ẩn dụ, tạo sự đăng đối, tạo tính nhạc cho câu thơ; nhấn mạnh tình thế dở dang của đất nước và lựa chọn bất đắc dĩ của tác giả.

B. Phép ẩn dụ, nhấn mạnh tình trạng gieo neo của đất nước.

C. Phép hoán dụ, nhấn mạnh hành động hèn nhát của tác giả.

D. Phép so sánh, làm cho câu thơ gợi hình, biểu cảm.

Câu 6: Nhan đề của bài thơ được hiểu là:

A. Tự mỉa mai chính mình

B. Tự phê phán chính mình

C. Tự cười mình

D. Tự thương cho mình.

Câu 7. Hành động "chạy làng" trong câu Bạc chửa thâu canh đã chạy làng được hiểu như thế nào:

A. Bỏ chạy trước sự truy sát của giặc

B. Rời bỏ làng quê đi di cư

C. Cáo quan về ở ẩn tại quê nhà

D. Chạy theo dân làng đi lánh nạn.

Câu 8. Nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

Câu 9. Anh/ chị hiểu gì về tâm tư của nhà thơ qua 2 câu thơ sau, viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ đó.

Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,

Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

Câu 10. Anh/ chị có đồng tình với lựa chọn của nhà thơ: Chưa trọn cuộc đời làm quan đã bỏ về quê ở ẩn hay không? Viết đoạn văn 5-7 câu lí giải quan điểm của anh/chị

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên:

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Tự do

C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Bảy chữ

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 3: Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã tự viết về mình như thế nào?

A. Chẳng giàu, chẳng sang;

B. Chẳng gầy, chẳng béo

C. Làng nhàng

D. Chẳng giàu, chẳng sang, chẳng gầy, chẳng béo, làng nhàng

Câu 4: Bài thơ trên gieo vần gì, ở những vị trí nào?

A. Vần "ang", vần "ươc", vần "ach", vần "i" ở cuối tất cả các câu

B. Vần "ang" ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

C. Vần "ang" ở các tiếng: sang, làng nhàng, làng, thang, bảng vàng

D. Vần "ang" ở hai câu đầu.

Giải thích:

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!

Câu 5: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì? Tác dụng:

Cờ đương dở cuộc không còn nước

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

A. Phép đối và phép ẩn dụ, tạo sự đăng đối, tạo tính nhạc cho câu thơ; nhấn mạnh tình thế dở dang của đất nước và lựa chọn bất đắc dĩ của tác giả.

B. Phép ẩn dụ, nhấn mạnh tình trạng gieo neo của đất nước.

C. Phép hoán dụ, nhấn mạnh hành động hèn nhát của tác giả.

D. Phép so sánh, làm cho câu thơ gợi hình, biểu cảm.

Giải thích:

Phép đối: 

+ Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang

+ Chẳng gầy chẳng béo.

Phép ẩn dụ:

Cờ đương dở cuộc không còn nước,

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Câu 6: Nhan đề của bài thơ được hiểu là:

A. Tự mỉa mai chính mình

B. Tự phê phán chính mình

C. Tự cười mình

D. Tự thương cho mình.

Câu 7. Hành động "chạy làng" trong câu Bạc chửa thâu canh đã chạy làng được hiểu như thế nào:

A. Bỏ chạy trước sự truy sát của giặc

B. Rời bỏ làng quê đi di cư

C. Cáo quan về ở ẩn tại quê nhà

D. Chạy theo dân làng đi lánh nạn.

Câu 8. 

Giọng điệu của bài thơ vừa trào phúng, vừa trữ tình. Tự cười nhạo mình là kẻ không có gì đặc biệt nhưng vẫn thấm đẫm chất trữ tình sâu lắng của bài thơ.

Câu 9. 

Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,

Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

Qua 2 câu thơ trên, Nguyễn Khuyến tự chế giễu, chê trách mình vì học vấn cao nhưng không làm được gì cho nước cho dân. Qua đó thể hiện sự day dứt, bi kịch tâm hồn của ông nhưng qua đó vẫn thể hiện tình yêu nước, thương dân thầm kín của Nguyễn Khuyến.

Câu 10. 

Em đồng tình với sự lựa chọn của tác giả vì muốn giữ nhân cách Nguyễn Khuyến mới cáo quan về ở ẩn, không muốn mình sẽ bị tha hóa, bị thực dân Pháp mua chuộc.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu Tự trào Nguyễn Khuyến (trắc nghiệm, tự luận). Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.

Phương Linh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question