image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão (2 đề)

icon-time2/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão: Cho biết tên, tác giả của bài thơ trên? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Xác định từ loại của từ "ta". Cho biết ý nghĩa của việc sử dụng từ đó trong câu thơ? Chỉ ra phó từ, các từ cảm thán có trong đoạn thơ trên?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Đọc hiểu Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão

Đọc hiểu Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão - Đề số 1

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. 

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ: "Ta nghe hè dậy bên lòng".

Câu 3. Chỉ ra hai từ ngữ cảm thán trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 10 câu) phân tích tâm trạng của người tù - người chiến sĩ trong đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng một cầu cảm thán (gạch châu cấu cảm thán).

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam, khi đó Tố Hữu mới 19 tuổi.

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ trong câu thơ: "Ta nghe hè dậy bên lòng" là biện pháp nhân hoá. Ở đây tác giả đã sử dụng phép nhân hoá ở chi tiết “dậy”. 

- Tác giả đã lấy hoạt động của con người để chỉ cho mùa hè. Tác giả sử dụng phép nhân hoá ở câu thơ này giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về sự xuất hiện của mùa hè.

Câu 3. 

Hai từ ngữ cảm thán trong đoạn thơ trên: ôi, thôi.

Câu 4. 

Đoạn thơ trên của tác giả Tố Hữu đã khắc họa được tâm trạng uất ức và tinh thần tự do, khao khát cống hiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam trong cảnh ngục tù. Những ngày hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.


Đọc hiểu Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão - Đề số 2

Câu 1. Cho biết tên, tác giả của bài thơ trên? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Câu 2. Xác định từ loại của từ "ta". Cho biết ý nghĩa của việc sử dụng từ đó trong câu thơ?

Câu 3. Chỉ ra phó từ, các từ cảm thán có trong đoạn thơ trên?

Câu 4. Viết đoạn văn có độ dài 12 câu theo kiểu tổng-phân-hợp phân tích và nêu cảm nhận của em về những câu thơ trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 câu bị động?

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

- Tên của bài thơ trên là: Khi con tu hú 

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi). Bài thơ được Tố Hữu sáng tác tại nhà lao Thừa Phủ.

Câu 2. 

- Từ loại của từ "ta": Đây là đại từ nhân xưng.

- Ý nghĩa của việc sử dụng từ “ta” trong câu thơ: Đại từ “ta” là từ xưng hô. Trong câu thơ tác giả dùng từ “ta” ý chỉ chính mình đang cảm nhận được mùa hè đang đến.

Câu 3. 

- Phó từ có trong đoạn thơ trên: cứ

- Từ cảm thán có trong đoạn thơ trên: ôi, thôi, làm sao.

Câu 4. 

Bốn câu thơ là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả, nhiều từ ngữ cảm thán và nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường nhịp 6/2 thể hiện ở câu thơ: “Mà chân muốn đạp tan phòng/hè ôi”. Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do. Với thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Chỉ với đoạn thơ ngắn tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát được cống hiến, được chiến đấu của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question