image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu văn bản Vị thiền sư và chú tiểu (3 đề)

icon-time15/5/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản Vị thiền sư và chú tiểu: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Xác định cách dẫn của phần gạch chân trong câu sau. Chú tiểu đã mắc lỗi lầm gì? Vị thiền sư đã có cách xử sự như thế nào trước lỗi lầm đó? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?

Đọc văn bản sau:

Vị thiền sư và chú tiểu

Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. 

(Vị thiền sư và chú tiểu tác giả Văn Đan, Như Nguyễn dịch)


Đọc hiểu Vị thiền sư và chú tiểu - Đề số 1

Đọc hiểu Vị thiền sư và chú tiểu - Đề số 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? 

Câu 2: Xác định cách dẫn của phần gạch chân trong câu sau: 

Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. 

Câu 3: Chú tiểu đã mắc lỗi lầm gì? Vị thiền sư đã có cách xử sự như thế nào trước lỗi lầm đó? 

Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: Tự sự.

Câu 2: 

Phần được gạch chân trong câu thể hiện cách dẫn trực tiếp vì trước lời dẫn có dấu “:”.

Câu 3: 

- Chú tiểu đã mắc lỗi lầm là làm trái với quy định, trốn ra ngoài chơi

- Vị thiền sư đã có cách xử sự trước lỗi lầm đó của chú tiểu bằng cách:

+ Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu bước xuống.

+ Không hề trách mắng mà còn thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho chú tiểu, ôn tồn nói: Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.

Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân?

Qua câu chuyện trên, bài học em rút ra cho bản thân là:

+ Lỗi lầm là điều mà ai cũng mắc phải trong cuộc sống, do đó, chúng ta không chỉ nên nhìn vào lỗi lầm đó mà chỉ trích, chúng ta nên biết vị tha, có lòng khoan dung, độ lượng thì mới giúp con người sống tốt hơn.


Đọc hiểu Vị thiền sư và chú tiểu - Đề số 2

Đọc hiểu Vị thiền sư và chú tiểu - Đề số 2

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 

Câu 2: Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "có lẽ suốt đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó"? 

Câu 3: Chỉ ra hai cách xử sự của vị thiền sư trong văn bản. Ý nghĩa của cách xử sự đó? 

Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là Tự sự.

Câu 2: 

Thành phần biệt lập trong câu: "có lẽ suốt đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó" là thành phần tình thái (có lẽ).

Câu 3: 

Hai cách xử sự của vị thiền sư trong văn bản là:

+ Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu bước xuống.

+ Không hề trách mắng mà còn thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho chú tiểu, ôn tồn nói: Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.

→ Ý nghĩa của cách xử sự đó là: Làm cho chú tiểu bất ngờ, từ đó tự rút ra trong mình bài học sâu sắc và nhớ mãi.

Câu 4: 

Em rút ra bài học cho bản thân về lòng khoan dung độ lượng, nên để cho người khác biết tự nhìn nhận vấn đề, lỗi lầm của mình từ đó sửa sai thay vì chỉ trích họ.


Đọc hiểu Vị thiền sư và chú tiểu - Đề số 3

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? 

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì? 

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn: “Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.” 

Câu 4: Từ nội dung văn bản trên, tác giả gửi tới người đọc thông điệp gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: Tự sự. 

Câu 2: 

Nội dung chính của văn bản là Câu chuyện về tấm lòng khoan dung, nhân hậu của vị thiền sư và bài học cho chú tiểu nhỏ khi phạm sai lầm.

Câu 3: 

Một biện pháp tu từ trong câu văn: “Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó” là liệt kê (không nói với ai, lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra, quỳ xuống đúng chỗ đó).

→ Tác dụng: 

- Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

- Nhấn mạnh tấm lòng khoan dung, độ lượng của vị thiền sư đối với chú tiểu. 

Câu 4: 

Từ nội dung văn bản trên, tác giả gửi tới người đọc thông điệp về những sai lầm trong cuộc sống là điều khó tránh và ai cũng từng mắc phải, tuy nhiên chúng ta phải có tấm lòng khoan dung độ lượng và giúp người sai nhận ra lỗi của mình.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu văn bản Vị thiền sư và chú tiểu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Nguyễn Phương Linh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question