image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa

icon-time26/10/2023

Trương Nam Hương là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa - ảnh 1

Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa - Đề 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2: Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 3: Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ trên.

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ tiêu biểu trong bài thơ và nêu tác dụng của nó.

Câu 5: Nhận xét kí ức của nhận vật trữ tình qua hình ảnh “Đỏ ối trời hoa gạo”, “Đỏ rát trời đạn lửa".

Câu 6: Thử trình bày một nét kí ức khác biệt hoặc tương đồng giữa tuổi thơ của tác giả trong bài thơ và của em. Điều đó có ý nghĩa gì?


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa - Đề 1

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên: Phương thức Tự sự

Câu 2:

- Thể thơ của bài thơ: Tự do

Câu 3:

- Nhân vật trữ tình của bài thơ trên là “con” hay cũng là chính bản thân tác giả

Câu 4:

- Biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ: Biện pháp Điệp cấu trúc

“Trong giấc ngủ của con”

- Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho bài thơ

+ Khiến cho bài thơ trở nên có vần điệu,  nhịp điệu

+ Khiến độc giả ấn tượng với những điều xảy ra trong bài thơ đều là những mong muốn, những ước mơ của tác giả trong giấc ngủ.

Câu 5:

- Đối với tác giả, màu đỏ vừa tượng trưng cho cái đẹp, cho sự bình yên trong cuộc sống nhưng cũng biểu hiện cho sự đau khổ, cho sự tàn khốc mà chiến tranh mang lại.

Câu 6:

- Ngày thơ bé, em cũng được mẹ chỉ cho cách bắt chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi. Điều đó cho thấy rằng, có những điều sẽ là truyền thống của nhiều thế hệ, tuy có qua bao nhiêu lâu, có bị chiến tranh tàn phá thì cũng sẽ tồn tại trọn vẹn trong kí ức của mỗi người.

Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa - ảnh 2

Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa - Đề 2

 Câu 1: Xác định thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:

Con ngồi hát giữa chập chèng xoong chậu
Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến tranh ở những câu thơ sau:

Trong giấc ngủ của con
Không có bà Tiên, cô Tấm
Chỉ có u u những hồi còi báo động

Câu 3: Theo anh/chị, “cái khao khát thơ ngây” có giúp mỗi người vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc sống hay không? Vì sao?


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Viết tặng những mùa xưa - Đề 2

Câu 1:

- Thủ pháp nghệ thuật: Điệp từ “Con”

Câu 2:

- Tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến không có sự yên bình, ngọt ngào như chúng ta mà là sự lo sợ, lúc nào cũng trong tâm thế, tư thế sẵn sàng để chạy trốn khi tiếng còi báo động những trận bom đang tới.

Câu 3:

- Theo em, những “khao khát thơ ngây” sẽ giúp con người có được nghị lực để vượt qua khó khăn cũng như thử thách. Bởi vì, chính những khao khát ấy sẽ thúc đẩy con người cố gắng để có một tương lai tốt hơn, cố gắng để đạt được những điều mà mình mong muốn trong cuộc sống.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question