image hoi dap
image hoi dap

Em có đồng tình với ý kiến "Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa hay không?" Vì sao?

icon-time27/5/2023

Những thói quen thường có sức hút rất lớn, lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta nhận thấy. Bạn sẽ trở thành những gì mà bạn suốt ngày nghĩ về nó. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng: “Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa”. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những luận điểm chi tiết bàn luận về ý kiến trên. Mời các bạn cùng đón đọc!


Dàn ý đề bài Em có đồng tình với ý kiến "Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa hay không? 

1, Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận, ý kiến: "Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa hay không? 

2, Thân bài

- Đưa ra quan điểm về vấn đề: đồng ý hay không đồng ý.

- Giải thích vấn đề nghị luận: khi chúng ta đã quen với một vài điều gì đó thì chúng ta rất dễ có xu hướng lặp đi lặp lại những hành động hoặc công việc đó, cũng giống như thói quen xấu và tốt nó cũng rất là khó sửa.

- Bình luận vấn đề, khẳng định tính đúng sai của vấn đề

- Mở rộng vấn đề

- Liên hệ bản thân

3, Kết bài

- Khẳng định mặt tích cực và hạn chế của vấn đề.

- Liên hệ bản thân.

Em có đồng tình với ý kiến "Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao?

Bài viết em có đồng tình với ý kiến "Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao?

      Mỗi người đều có những lối sống, những thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Thói quen tốt dẫn ta đến thành công, thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng: có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa. Điều này quả thực rất đáng buồn.

      Đối với ý kiến trên, em hoàn toàn đồng ý. Bởi vì khi chúng ta đã quen với một điều gì đó thì chúng ta sẽ dễ có xu hướng lặp đi lặp lại các hành động hoặc công việc đó. Điều này cũng giống như thói quen xấu và tốt nó cũng rất là khó sửa. Thói quen thường có sức hấp dẫn to lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ: chúng ta đều biết thức khuya không tốt cho sức khoẻ hay hút thuốc lá nhiều có thể dẫn đến ung thư,… có rất nhiều người phân biệt được những việc làm này là không tốt nhưng lại vẫn không sửa được vì những điều ấy đã trở thành thói quen. Khi con người đối mặt với một vấn đề và phân biệt được tính đúng, sai của vấn đề đó nhưng vì những hành động, việc làm ấy đã trở thành thói quen nên không từ bỏ được thì quả là đáng buồn. Với một chút ý chí hoặc một vài thay đổi trong tâm trạng là không đủ để loại bỏ những thói quen đã ăn sâu. Bởi vì thoạt nhìn nó giống như những hành động lặp đi lặp lại trong vài ngày nhưng nó sẽ khiến những điều này in sâu vào não bộ của chúng ta. Bộ não của chúng ta được hoạt động theo xu hướng ưu tiên các hoạt động tiêu tốn ít năng lượng và rất thú vị để thực hiện. Vì vậy, những thói quen xấu mà đem lại sự thoải mái sẽ khiến bạn dễ dàng lựa chọn và phụ thuộc vào chúng. Vì vậy mỗi người cần vạch ra những phương pháp, những kế hoạch cụ thể để có thể loại bỏ thói quen xấu và thay thế vào đó, hình thành những thói quen tốt.

      Thói quen tốt như chiếc chìa khóa đưa chúng ta đến thành công. Trước khi mọi người có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì chúng ta nhất định phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức sẽ không thể trở thành người tài giỏi. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng thay đổi, loại bỏ thói quen xấu và rèn luyện những thói quen xấu trở thành những thói quen tốt để bản thân mình ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

--------------------------------------------------------

Trên đây là mẫu bài nghị luận về đề văn em có đồng tình với ý kiến "Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao? Hy vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question