image hoi dap
image hoi dap

Giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử ngắn gọn

icon-time4/10/2023

Lịch sử nước nhà có lẽ đã sở hữu một vị trí to lớn trong trái tim của mỗi con người Việt Nam, lịch sử là những bài học nhân văn, lịch sử là hiện thực hóa của xã hội bấy giờ, đặc biệt lịch sử như cánh cửa đưa con người về với quá khứ. Vì vậy để hiểu biết thêm về lịch sử nước nhà hãy cũng Topbee viết bài văn giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử ngắn gọn


Giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử ngắn gọn - Mẫu số 1

Dấu ấn lịch sử luôn là thứ gì đó thiêng liêng cao cả mà dân tộc Việt Nam ta luôn ghi nhớ công ơn. Mỗi lần nhắc đến những hào quang của nét đẹp lịch sử đó đã khiến trái tim của biết bao người con phải suy đốn trước những kì tích này. Đặc biệt thân phận nữ nhi trong lịch sử càng khiến người đọc phải xao xuyến, phải thương thay cho những thân phận hồng nhan bạc mệnh đó. Cuốn truyện An Tư của Nguyễn Huy Tưởng là một minh chứng cho nữ quốc thời bấy giờ - công chúa An Tư là một trong những cá nhân đại diện cho tình thần hi sinh chống quân xâm lược Nguyên Mông thời bấy giờ.

Có thể ta đã từng bắt gặp những câu chuyện dùng thân phận nữ tử để cầu hòa trong nhiều bộ phim kinh điển của Trung Quốc, nhưng sau khi đọc An Tư của Nguyễn Huy Tưởng đã giúp ta ngộ ra rằng hễ có chiến tranh xảy ra biện pháp cải biến tình thế tốt nhất thời bấy giờ là dùng mỹ nhân kế, mang thân phận nữ tử để giảng hòa. Công chúa An Tư là nhân vật chính cho câu chuyện trên, chiến công của chiến thắng chống quân xâm lượng Nguyên Mông có lẽ phần nhiều từ những hi sinh của công chúa An Tư mà nên, nhưng đối với nhiều tác phẩm nhiều cuốn sử sách đã không ghi dấu ấn trong sự hi sinh cao cả đó của nàng. Nguyễn An Tư như thương thay số phận của nàng công chúa này, ông viết cuốn truyện “An Tư” như một lời tri ân sâu sắc tới những hi sinh thằm lặng, hi sinh chưa được đón nhận của nàng.

Đọc xong cuốn truyện như đưa người đọc vào cảnh giới của đau thương, số phận của người phụ nữ, số phận của nàng công chúa “cành vàng lá ngọc” dù hi sinh nhưng không được ghi nhận. Với việc cho ra mắt cuốn truyện “An Tư” này, từng câu từng chữ trong Nguyễn Huy Tưởng như thay lời nói của công chúa An Tư vậy, ông cho độc giả thấy được những hi sinh thầm lặng, những sự thiệt thòi mà người phụ nữ phải gánh chịu lúc bấy giờ để đổi lấy bình yên cho đất nước.

Ngoài ra tác phẩm còn tái hiện hình ảnh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết đến với tài thao lược quân binh như một nghệ sĩ của hiện đại, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tuổi trẻ nhưng tài cao đồng hành cùng lá cơ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, Báo hoàng ân” đã khắc sâu trong tâm trí độc giả  cho đến thời điểm hiện tại họ mãi được coi là một huyền thoại của nước nhà, kế tiếp phải kể đến Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão – những vị tướng luôn đặt việc quốc lên trên hết, họ đam mê, họ sẵn sàng chinh chiến dù khi đến hơi thở cuối cùng. Đặc biệt hội nghị Diên Hồng là nơi các bô lão tuyên bố khai chiến đánh địch, đặc biệt là nơi ghi dấu ấn của Trần Hưng Đạo hô vang ba tiếng bài “Hịch tướng sĩ” để động viên dân chúng thời bấy giờ.

Đọc từng trang, từng trang của cuốn truyện “An Tư” ta thấy rằng Nguyễn Huy Tưởng đã khái quát trận chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông bởi một cuốn truyện thu nhỏ. Thành công của ông chính là việc ghi lại dấu ấn và công nhận những hi sinh thầm lặng của công chúa An Tư, đặc biệt hơn nữa là một loạt những đóng góp cao cả của các anh hùng. Vì thế sau khi đọc cuốn truyện này, người đọc sẽ cảm nhận được những chiến công lừng lẫy mà lại xúc động, và đó không chỉ coi là một cuốn truyện còn là một bài học sâu sắc về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thời bấy giờ.

Giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử ngắn gọn

Giới thiệu ngắn về một cuốn sách cuốn truyện lịch sử ngắn gọn - Mẫu số 2

Có lẽ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông đã để lại vô vàn dấu ấn trong lòng độc giả. Theo cách nhìn của văn chương cuộc kháng chiến này đã được hiện thực hóa qua những cuốn truyện, những tác phẩm vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Cuốn truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được coi là cuốn truyện điển hình của Võ Tá Hân nói về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên mang giá trị đánh thức tuổi trẻ. 

Võ Tá Hân đã viết “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” dựa trên câu chuyện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên diễn ra vào thế kỉ XIII. Được in lần đầu tiên của năm 1953 và sau đó đã được tái bản nhiều lần nhưng lá cờ thêu sáu chữ vàng vẫn giữ được tinh thần lịch sử và những cốt lõi của dân tộc trong nội dung của cuốn truyện. 

Cuốn truyện là quyển sổ thu nhỏ về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Quốc Toản, một anh hùng thiếu niên của Việt Nam. Bởi lớn lên trong thời thế loạn lạc thế nên Trần Quốc Toản luôn tự nhận thức được bản thân. Tuổi nhỏ nhưng trí lớn đó là tinh thần mà Trần Quốc Toản luôn sở hữu trong bản thân, nhưng cũng vì lí do đó đã khiến vị anh hùng này bị Trần Hưng Đạo từ chối tham gia kháng chiến. Sự từ chối đó đồng thời là động lực để Trần Quốc Toản phấn đấu, ngày ngày tập luyện võ nghệ và chiêu mộ quân sĩ Trân Quốc Toản đã bước đầu thành công khi được Trần Hưng Đạo giao cho nhiệm vụ dẫn một đội quân nhỏ đi đánh giặc. không phụ lòng tin tưởng của Trần Hưng Đạo vô vàn chiến công oanh liệt đã được Trần Quốc Toản gây dựng nên, đặc biệt là trận chiến Bạch Đằng của năm 1288. Vì thế ta thấy rằng sự đóng góp của Trần Quốc Toản với trận chiến chống quân xâm lược mông Nguyên là vô cùng to lớn.

Bởi “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” đem lại cho người đọc vô vàn giá trị lịch sử và hàng ngàn ý nghĩa nhân văn thế nên cuốn truyện được coi là một thành công lớn trong lịch sử viết truyện của Võ Tá Hân. Đóng góp nên thành công của cuốn truyện đó không thể không kể đến ngòi bút tài hoa phác họa nên nghệ thuật xây dựng nhân vật một cách chân thực và sinh động. Bằng nghệ thuật đó đã  tạo nên một Trần Quốc Toản anh hùng, một Trần Quốc Toản mạnh mẽ, một Trần Quốc Toản sẵn sàng hi sinh lợi ích của cá nhân để đổi lại độc lập dân tộc.

Là một cuốn truyện ấn tượng và vô cùng sâu sắc, có lẽ hiện tại và tương lai “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” sẽ được đông đảo độc giả chú ý và đón nhận. Bởi một cuốn truyện nhân văn là một cuốn truyện cần được phổ biến rộng rãi, thế nên mỗi chúng ta cần lan tỏa giá trị của cuốn truyện đến với tất cả bạn đọc trên toàn quốc.

Hoàng Dung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question