image hoi dap
image hoi dap

Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

icon-time29/9/2023
(1 đánh giá)

Hoàng Phủ Ngọc Tường – nhà văn chuyên về bút kí. Các tác phẩm của của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú được thể hiện qua cách trình bày súc tích. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee tìm hiểu Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông


Giới thiệu tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xuất xứ: 

Tác phẩm được viết tại Huế, vào năm 1981, in trong tập sách cùng tên “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

Bố cục: Có thể chia tác phẩm làm 2 phần:

+ Phần 1: Cảnh quan thiên nhiên của dòng sông Hương.

+ Phần 2: Sông Hương qua góc nhìn lịch sử và góc nhìn văn hóa.

Tóm tắt tác phẩm: 

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương. Ở thượng nguồn, sông Hương như “bản trường ca của rừng già” hiện lên mạnh mẽ, hoang dại với nhiều thác ghềnh. Ở đồng bằng, hai bên bờ sông Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên. Sông Hương mềm như tấm lụa uốn cong nhiều đường nét, hình khối. Qua Thành phố Huế, sông Hương chảy trôi thật chậm như “điệu slow”. Ở một góc nhìn nào đó, sông Hương vừa trữ tình vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà không một thế giới nào có dòng sông như thế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả sông Hương một cách chân thực, lôi cuốn người đọc theo mạch cảm xúc của chính tác giả. Đó là một dòng sông “thơ mộng nhưng cũng đậm chất “nam tính”.


Giá trị của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Văn chương được khởi nguồn từ tình cảm. Tình cảm bao giờ cũng là chất xúc tác đẩy hồn văn của người nghệ sĩ được bay lên. Bởi vậy mà một tác phẩm chân chính bao giờ cũng hài hòa về mặt hình thức lẫn nội dung. Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn mang nặng ân tình xứ Huế đã không kìm nổi tiếng lòng mà viết nên “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đầy lôi cuốn.

Sông Hương được khám phá trong mối quan hệ với Huế - một vùng đất Cố Đô. Đó là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ trữ tình, vẻ đẹp nên thơ qua góc nhìn lịch sử và góc nhìn văn hóa.

Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương khi chảy qua thượng nguồn mạnh mẽ, hoang dại như “một bản trường ca của rùng già” qua những động từ, tính từ mạnh “cuộn xoáy”, “mãnh liệt”, “rầm rộ”. Biện pháp so sánh khiến người đọc liên tưởng về sự hùng vĩ to lớn của dòng sông Hương. 

Rời khỏi vùng núi Trường Sơn đến vùng châu thổ, dòng chảy của sông Hương có vẻ như đã được tiết chế. Sông Hương không còn vẻ mạnh mẽ, hoang dại như ở thượng nguồn nữa, giờ đây, người ta chỉ thấy một sông Hương mang nét đẹp trữ tình, nhẹ nhàng. Dưới góc độ này, sông Hương như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy man dại”. Một chốc, dòng sông uốn mình theo những “đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”.

Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Về đến Thành phố Huế, sông Hương êm đềm như không muốn rời xa Huế. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho rằng “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” đầy thi vị. Sông Hương cứ muốn quấn quýt mãi không rời Thành phố như mối tình của Thúy Kiều với Kim Trọng. Có lẽ vì thế mà khi xa khỏi Huế thân yêu, nó như “sực nhớ lại môt điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông-tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn…”. Sông Hương quay về với huế như một lời thề trước khi về với biển cả. Sự liên tưởng của nhà văn làm sông Hương trở nên có hồn khiến người đọc cảm nhận được cái đẹp tồn tại ở dòng sông như vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế.

Dưới góc độ lịch sử, sông Hương là một chứng tích của cả một dân tộc, một thời đại. Sông Hương hiện diện như một người chiến sĩ, “một dũng sĩ đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của đất nước Đại Việt qua những thời kì trung đại”. Nó “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”. Vẻ đẹp của sông Hương mang đậm dấu ấn văn hóa của người dân Cố Đo, mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc vởi vẻ đẹp bi tráng.

Sông Hương không dừng lại ở đó, nó còn là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ. Nhà thơ không tìm đến sông Hương mà chính dòng sông Hương đã len lỏi vào các dòng chảy tâm hồn của nghệ sĩ để được tỏa sáng bằng sức hấp dẫn đến khó cưỡng.

Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tưởng đã khắc họa được vẻ đẹp dòng sông Hương qua góc nhìn lịch sử và văn hóa. Sông Hương là chứng tích của đất nước, sông Hương còn mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, vừa mang vẻ đẹp hào hùng, mạnh mẽ. Qua hình tượng sông Hương cùng với việc sử dụng các từ ngữ liên tưởng, câu văn ngắn gọn, súc tích với lối hành văn độc đáo; nhà văn đã khẳng định cái tôi của mình trong thế giới văn chương. Văn chương đến với người đọc không chỉ vì cái hay về nội dung mà còn cần đến cái “giao diện” đẹp. Chỉ có vậy văn chương mới thực sự tồn tại theo thời gian. Một tác phẩm còn sống mãi với thời gian thì tên tuổi của tác giả còn mãi vang xa. Điều đó được thể hiện qua việc ông đảm nhận chức dân Tổng Thư kí Hội Văn học nghệ thuật Bình trị Thiên – Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt.

Như vậy, thông qua tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu cho công chúng về nét đẹp của dòng sông Hương. Qua đó, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế, đồng thời thể hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương. Tác phẩm khơi gợi độc giả tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, tình yêu đất nước mình.

-----------------------------

Trên đây là bài viết Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Trần Bình Bình
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question