image hoi dap
image hoi dap

Hệ thống kiến thức bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

icon-time11/11/2023

Rừng xà nu là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Cùng Topbee Hệ thống kiến thức bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) nhé!


Tác giả: Nguyễn Trung Thành      

Ảnh 1

Tiểu sử 

Tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5/09/1932 tại Quảng Nam, ông là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Ông đang tham gia trong lĩnh vực văn hóa- giáo dục, đạt được nhiều thành tựu lớn.

Phong cách sáng tác Đều mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng, lãng mạn. Thể hiện sức sống mãnh liệt, sự trỗi dậy phi thường của con người.


Một số tác phẩm tiêu biểu 

+ Đất nước 

+ Đứng lên Đất Quảng 

+ Rừng xà nu 

+ Đất cháy


Giải thưởng 

Giải thường văn xuôi năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội.


Tác phẩm: Rừng xà nu

Ảnh 2

Hoàn cảnh ra đời 

Được sáng tác năm 1965, khi tác giả đang hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên. Tác phẩm ra đời như lời động viên, cổ vũ tới các chiến sĩ đang phải đối mặt với quân đội Mỹ.          


Ý nghĩa nhan đề  

Xà nu là một loài cây sống ở thành rừng Tây Nguyên, có sức sống mãnh liệt, không khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết. Nhà văn như khắc họa cũng như động viên đến hình ảnh những người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ngoan cường, canh dũng chống lại đế quốc Mỹ để bảo vệ tổ quốc.


Nội dung 

Chuyện kể về anh chàng Tnú về thăm làng, cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho mọi người nghe. Anh chàng là một chàng thanh niên nghèo nhưng có tấm lòng trong sáng, lương thiện. Một lần đi vượt thác bị giặc bắt tra tấn, hành hạ. Được một thời gian Tnú vượt ngục trở về khởi nghĩa cùng buôn làng...Sau này Tnú ra đi Tìm cách mạng Đảng.        


Nghệ thuật 

Truyện kể theo hình thức lồng truyện, cuộc đời của Tnú được kể qua lời của cụ Mết. 

Truyện tạo được không khí hào hùng, dũng cảm. Xây dựng hình tượng mang ý nghĩa sâu sắc đó là cây xà nu biểu tường cho sự sống bất diệt của con người và thiên nhiên Tây Nguyên đồng thời biểu tượng cho sự kiên cường, anh dũng của những người chiến sĩ đang đấu tranh để giữ gìn độc lập dân tộc.


Đọc hiểu từng đoạn

Phần 1: Từ đầu đến “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tâm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời" ->  là hình ảnh rừng xà nu - biểu tượng của dân làng Xô Man

Phần 2: Tiếp theo đến "Hà hà... được!. Sau khi Tnú đi ba năm lực lượng trở về thăm buôn làng, mọi người vui mừng, reo hò đón chào Tnú.

Phần 3: Đoạn còn lại Là câu chuyện kể của Cụ Mết về cuộc đời bị tráng của Tnú và cuộc đấu tranh đánh giặc của dân làng Xô Man, cuối cùng Tnú ra đi tìm cách mạng Đảng.     


Một số nhận định hay về tác giả/ tác phẩm 

+ “Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 – 1975.” (Nguyễn Đăng Mạnh). 

+ “Người cần bút chân chính, luôn tự hào về tên tuổi của mình. Phải từ bỏ bút danh từng nổi tiếng trước đó mà bản thân đã gây dựng để chọn một bút danh mới cũng là hành động yêu nước và văn hóa chọn bút danh cũng là văn hóa yêu nước” (Phạm Phú Phong). 

+ “Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ”.  

+ “Rừng xà nu cho ta thấy rõ sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên”.


Các đề văn liên quan đến bài tác phẩm Rừng xà nu 

+ Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Qua đó làm nổi bật nét đẹp của con người và thiên nhiên Tây Nguyên qua hình tượng cây xà nu.

+ Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Qua đó làm nổi bật hình tượng những người chiến sĩ đang phải chiến đâu anh dũng trên mảnh đất Tây Nguyên.

+ Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Qua đó nhận xét về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.

Đào Hồng Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question