image hoi dap
image hoi dap

Hệ thống kiến thức bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

icon-time8/11/2023
(1 đánh giá)

Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Quang Dũng khi viết về đề tài người lính. Hãy cùng Topbee Hệ thống kiến thức bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) nhé! 


Tác giả: Quang Dũng

Ảnh 1

Tiểu sử

Tên khai sinh là Bùi Đình Diệm; Sinh ngày 11/10/1921 mất ngày 13/10/1988, quê quán ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc là huyện Đan Phượng, thủ đô Hà Nội). Thời còn là học sinh, Quang Dũng theo học tại Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu dạy học tư tại Sơn Tây. Ông là một nhà thơ ưu tú của nền văn học Việt Nam. 


Một số tác phẩm tiêu biểu

+ Đoàn binh Tây Tiến

+ Mây đầu ô

+ Mùa hoa gạo


Phong cách sáng tác

Ông có lối viết văn/ thơ vô cùng độc đáo, để lại nhiều ấn tượng. Giọng thơ lãng mạn, phóng khoáng, chan chứa nhiều tâm tư, tình cảm. Bài thơ Tây Tiến là một trong những tác phẩm tiêu biểu được viết năm 1948 mang đậm nét hào hùng, bi tráng, xen lẫn chất trữ tình, lãng mạn. Đây cũng là bài thơ hay nhất của nhà thơ Quang Dũng khi viết về đề tài kháng chiến. Bài thơ đã để lại trong tâm hồn người đọc nhiều cảm xúc, cũng như sự đồng cảm, sót thương với những người lính. 


Giải thưởng

+ Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.


Tác phẩm: Tây Tiến       

Ảnh 2

Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được Quang Dũng sáng tác khi qua Phù Lưu Chanh dự đại hội, vì nỗi nhớ đồng đội ở miền biên cương Tây Bắc, ông đã viết bài thơ này. Tây Tiến là một trong những tác phẩm thơ hay nhất của nhà thơ Quang Dũng khi viết về đề tài kháng chiến. Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, in trong tập “Mây đầu ô”.      


Ý nghĩa nhan đề

Tây Tiến là tên gọi của binh đoàn mà Quang Dũng công tác. Ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, nhan đề đã bộc lộ rõ nỗi nhớ của ông về đồng đội khi phải rời đến đơn vị khác. Tuy nhiên, nhan đề này chưa làm bộ lộ rõ nội dung của tác phẩm. Bởi đó không chỉ là nỗi nhớ mà còn là sự mất mát, hi sinh đầy oai hùng của những người lính nơi biên giới. Sau khi in lại, nhà thơ đã bỏ đi từ “Nhớ” nhan đề ngắn gọn, cô đọng và súc tích hơn.


Nội dung

Thể hiện nỗi nhớ sâu lắng, tha thiết của nhà thơ với những người đồng đội. Đồng thời là sự sót thương, cảm thông cho những người lính đã phải hi sinh khi phải làm nhiệm vụ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.


Nghệ thuật

+ Bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. 

+ Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng khi viết về đề tài kháng chiến

+ Hình ảnh được khắc họa chân thực, sâu sắc.

+ Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…


Đọc hiểu từng đoạn

1. Khổ 1 ( Câu 1-14 ). Nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

2. Khổ 2 ( Câu 15- 22 ). 

+Những kỷ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ (câu 15 - 18):

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ."

+ Vẻ đẹp con người và cảnh vật Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc (câu 19 - 22):

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?"

3. Khổ 3 (Câu 23 - 30): Hình tượng người lính Tây tiến và hiện thực đau thương của đoàn quân Tây Tiến.

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

4. Khổ 4 (Câu 30 - 34): Bốn câu thơ cuối khẳng định nét đẹp tinh thần của chiến sĩ Tây Tiến: sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

"Tây Tiến người đi không hẹn ước,

Đường lên thăm thẳm một chia phôi.

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi."


Một số nhận định hay về tác giả/ Tác phẩm

+ “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng…” (Vũ Thu Hương – Vẻ đẹp văn học cách mạng)

+ “… Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh” (Vũ Thu Hương)

+ “ Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Như mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại” ( Trần Lê Văn)

+ “ Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng ” (Xuân Diệu)

+ Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: "Một ngòi bút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy"

+ “Quang Dũng là một nhà thơ của Hà Nội, một nhà thơ của Việt Nam, một nhà thơ của thời đại”.- Phạm Xuân Nguyên.

+ “Một người chiến sĩ trẻ, tài hoa trong đoàn quân Tây Tiến ngày đó, sau này là nhà thơ Quang Dũng”. – Võ Nguyên Giáp.

+ “Không chỉ thành công ở lĩnh vực thơ, văn xuôi, Quang Dũng còn là tác giả của nhiều bức tranh khá đạt về con người, phong cảnh miền Tây và trung du, về một bến sông mênh mang có những bông lau phất phơ, một con thuyền độc mộc ẩn hiện trong sương với tấm khăn piêu và cái dáng cô lái đò thật mềm…” – Nguyễn Thị Như Trang, lời bình trong “Nhà thơ Quang Dũng và một thời Tây Tiến gian khổ, hào hùng”.

+ “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó.”– Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp.


Các đề văn liên quan đến bài tác phẩm Tây Tiến:

Đề 1: Cảm hứng lãng mạn và bi tráng là nét nổi bật trong bài thơ Tây Tiến Văn 12 của Quang Dũng. Từ bài thơ Tây Tiến, suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.           

Đề 2: Có người nói rằng: “Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về Tây Tiến”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Đề 4: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên. Và tâm hồn của người lính Tây tiến đoàn quân không mọc tóc qua đoạn thơ 1. Từ đó nêu suy nghĩ của anh (chị) về thái độ của thế hệ trẻ hiện nay đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc mà ông cha ta đã gây dựng.

Đề 5: Tây Tiến là một lệch chuẩn tài hoa và độc đáo. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

Đào Hồng Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question