image hoi dap
image hoi dap

Hệ thống kiến thức bài Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài)

icon-time11/11/2023

Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Tố Hữu trong nền văn học Việt Nam. hãy cùng Topbee Hệ thống kiến thức bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) nhé!


Tác giả: Tô Hoài 

Ảnh 1

Tiểu sử

Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/ 09/ 1920 – 06/ 07/ 2014. Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Thời trẻ ông phải làm rất nhiều công việc để kiếm sống, nhưng không khả quan và khi ông đến với văn chương đã đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.     


Phong cách sáng tác

Ông là một nhà văn có phong cách sáng tác độc đáo, đa tài, có thể viết nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, kịch, tiểu luận...


Một số tác phẩm tiêu biểu

+ Dế mèn phiêu lưu ký

+ Truyện Tây Bắc

+ Nhớ Mai Châu

+ Quê nhà 

+ Vợ chồng A Phủ


Giải thưởng

+ Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);

+ Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);

+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).

+ Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010[6]


Tác phẩm: Vợ chồng A phủ  

Ảnh 2

       


Hoàn cảnh ra đời

Là kết quả của cuộc tham gia kháng chiến cùng bộ đội chủ lực giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ ra đời là món quà mà ông tặng cho con người và mảnh đất nơi đây. 


Ý nghĩa nhan đề

Mị và A Phủ vốn dĩ là hai người xa lạ không quen biết, họ là những người thấp cổ bé họng, bị cường quyền và thần quyền áp bức, bóc lột. Họ gặp nhau trong hoàn cảnh éo le khi đều là những người sống gạt nợ cho nhà Thống Lý Bá Tra. Nhưng vì khát vọng được tự do, được sống và được hạnh phúc họ đã vùng lên chạy thoát khỏi nơi địa ngục trần gian tìm lại hạnh phúc.


Nội dung

Truyện kể về người con gái H’Mông vừa xinh lại có tài thổi sáo nhưng vì phải trả mối nợ truyền kiếp cho cha mẹ nên phải làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lý Bá Tra. Hàng ngày bị bóc lột, áp bức khiến Mị dần trở nên lạnh nhạt, vô cảm. A Phủ là một chàng thanh niên người H’ mông khỏe khoắn, nhanh nhẹn nhưng vì căm ghét sự độc ác, ngang ngược của cha con nhà Thống Lý nên đã đánh A Sử rồi bị bắt. Hai số phận đau khổ đã gặp nhau, cùng với niềm tin và khát vọng về sự sống nên đã cùng nhau vùng lên chạy trốn khỏi nơi địa ngục trần gian ấy. Qua đó tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành những người nô lệ bị áp bức, bóc lột... Đồng thời Tô Hoài chỉ ra con đường giải thoát cho nhân vật đó là con đường đi theo Cách mạng, đi theo ánh sáng của Đảng. 


Nghệ thuật

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tô Hoài đã miêu tả thành công diễn biến tâm lý qua nhân vật Mị, A Phủ, từ đó thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của những người dân thấp cổ bé họng trong xã hội thực sân phong kiến xưa.

+ Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu chất tạo hình...

+ Ngòi bút tả cảnh chân thực, độc đáo, tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc.


Đọc hiểu từng đoạn

+ Trước khi bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống Lý Bá Tra: là một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài thổi sáo, luôn khao khát có được hạnh phúc.

+ Sau khi về làm vợ cho nhà Thống Lý Bá Tra: Mị trở nên vô cảm, lạnh nhạt, bị cường quyền và thần quyền áp bức, bóc lột. Cả ngày lẫn đêm Mị chỉ vùi đầu vào công việc, Mị thiết nghĩ mình còn không bằng con trâu, con ngựa của cái nhà này. 

+ Sức sống tiềm tàng Mị trong đêm tình mùa Xuân: Tác động của mẹ rượu, của tiếng sáo, của không khí mùa xuân đã thôi thúc sức sống trong Mị, Mị thấy mình vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi.

+ Sức sống tiềm tàng trong đêm đông cởi trói cho A Phủ: Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ, ý thức của Mị đã hoàn toàn thức tỉnh, Mị ý thức về sự sống, về hạnh phúc của chàng thanh niên trước mặt cũng như chính cuộc đời, số phận của Mị. Mị lấy con dao cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài trong đêm đông giá lạnh. 


Một số nhận định hay về tác giả/ Tác phẩm: 

+ Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. (Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)

+ “... Những điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã. Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”

+ Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ” ( Phan Anh Dũng)

+ Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. (Tô Hoài) 


Các đề văn liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ

+ Phân tích/ cảm nhận của em về nhân vật Mị.

+ Phân tích/ cảm nhận của em về nhân vật A Phủ.

+ Cảm nhận về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

+ Cảm nhận về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ.

+ So sánh nét đẹp tâm hồn của Mị trong truyện ngắn vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)  và người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt ( Kim Lân) 

Đào Hồng Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question