image hoi dap
image hoi dap

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết?

icon-time14/6/2023

Người phụ nữ xuất hiện trong nền văn chương Việt Nam mang những suy nghĩ còn đau đáu của người cầm bút. Khi thì mang nặng tiếng lòng thương cảm trước những nỗi đau xót xa của người phụ nữ thời đại phong kiến, khi thì là bước chuyển mình của người phụ nữ vùng lên đấu tranh, xóa bỏ những hủ tục cổ hủ, lạc hậu. Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết?


Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết? – Mẫu 01

“Sóng” – bài thơ nổi tiếng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh diễn tả nỗi nhớ người yêu khiến ta liên tưởng đến bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”. “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất… / Khăn thương nhớ ai / Khăn chùi nước mắt…” thể hiện tình cảm kín đáo của nhân vật trữ tình. Người phụ nữ trong bài ca dao cũng rơi vào trạng thái tương tự của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” đều nhung nhớ người yêu. Trong tình yêu, xa nhau một chút thôi ngỡ như xa cả đời. Nỗi nhớ người yêu thường trực ở hai bài thơ đều không có gì ngạc nhiên bởi lẽ đó là thứ tình cảm đơn thuần, tự nhiên mà chỉ ai đã và đang yêu mới hiểu được. Nỗi tâm sự được bộc lộ vào ban đêm, nỗi nhớ mỗi ngày một lớn khiến nhân vật trữ tình không ngủ được. Tuy nhiên, nếu nỗi nhớ trong bài ca dao được bộc lộ một cách kín đáo qua biện pháp hoán dụ “khăn” thì ở Xuân Quỳnh, tác giả không ngần ngại thể hiện trực tiếp “Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”. 

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết?

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết? – Mẫu 02

Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của văn chương? Có lẽ, ấy là việc cùng miêu tả một đối tượng nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau. Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” cũng giống như người phụ nữ trong câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Họ đều là những người phụ nữ thủy chung son sắt. Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một tay quán xuyến công việc nhà, chăm lo con cái. Đằng đẵng bao năm, đến ngày, Trương Sinh trở về, vì tin lời con trẻ, chàng nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Trước sự ngờ vực của chồng, Vũ Nương không còn cách nào khác ngoài việc gieo mình xuống sông để chứng minh sự trong sạch và thủy chung. Còn đối với “Sóng”, “Dẫu xuôi về phương bắc / Dẫu ngược về phương Nam / Nơi nào em cũng nghĩ / Hướng về anh – một phương” dù anh ở đâu, làm gì, em luôn hướng trái tim về với người mình yêu. Đó là cách thể hiện tình cảm thủy chung của em dành cho anh. Đều thể hiện đức tính tốt đẹp của người phụ nữ nhưng hai nhân vật lại có hai cách bày tỏ khác nhau. Nếu như Vũ Nương buộc phải lựa chọn nỗi đau tử tự để chứng minh sự thủy chung thì “em” chỉ cần thể hiện bấy nhiêu là đủ. Có lẽ, một phần, xuất phát từ bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, khi mà ngày đó, những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ còn đầy rẫy, người đàn ông là người có tiếng nói hơn cả, thân con gái một mình không thể minh oan. 

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết?

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết? – Mẫu 03

Nỗi nhớ trong tình yêu dù là nam hay nữ ít nhiều đều trải qua. Đó là sự nhớ nhung không lời nào có thể tả xiết. Hình tượng người phụ nữ trong bài “Sóng” thể hiện nỗi nhớ anh khiến độc giả liên tưởng đến bài ca dao “Anh đi đường ấy xa xa / Để em ôm bóng trăng tà năm canh / Nước non một gánh chung tình / Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng?”. Sự thao thức đến canh năm của người phụ nữ về chàng trai của mình. Người phụ nữ e lệ thể hiện tình cảm ấy qua hình ảnh “ôm bóng trăng” đồng thời bộc lộ sự thủy chung của mình bằng “gánh chung tình”. Cô gái trong bài ca dao không ngần ngại thể hiện sự nhớ nhung về người mình yêu giống như người phụ nữ trong “Sóng”. Điểm chung ở họ có lẽ là yêu hết mình, dám thể hiện tình cảm tới đối phương. Những người phụ nữ táo bạo, hiện đại. Tuy nhiên, ở “Sóng”, “em” không quan tâm đến tình cảm của anh như thế nào, chỉ cần biết tình cảm em dành cho anh. Trong bài ca dao, thì khác. Dù nhớ anh, nhưng đồng thời, người con gái cũng ngỏ lời hỏi không biết đằng ấy liệu có nhớ mình như mình đang nhớ không? 

-------------------------------------

Trên đây là bài viết Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết? do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Nguyễn Thị Bình
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question