image hoi dap
image hoi dap

Kể lại một chuyến thăm quan di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Gia Lai

icon-time23/10/2023

Gia Lai là vùng đất còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Một trong những địa điểm lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử phải kể đến bảo tàng tỉnh Gia Lai. Cùng Topbee tìm hiểu qua bài viết Kể lại một chuyến thăm quan di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Gia Lai.


Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa Bảo tàng tỉnh Gia Lai 

Tôi đã từng đi tham quan rất nhiều di tích, lịch sử , một trong những điểm đến giúp tôi khám phá về truyền thống lịch sử có lẽ vẫn là bảo tàng. Bảo tàng là niềm tự hào đồng thời là điểm đến thoả mãn mọi nhu cầu tìm tòi, khám phá cho du khách, nơi khơi gợi cho du khách những hiểu biết nhất định về tổ tiên về nguồn gốc của một tộc người, một vùng đất, một quốc gia. Điểm đến làm tôi ấn tưởng nhất là bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Đến với Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tôi được chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp lịch sử và con người tỉnh Gia Lai. Tôi đi cùng một số người bạn trong chuyến khám phá lần này, chúng tôi đi trên chuyến xe từ Hà Nội vào trung tâm Tp. Pleiku. Kế hoạch tham quan lần này tôi vô cùng háo hức chỉ mong một ngày tham quan thuận lợi bởi vì trong khoảng thời gian thường xuất hiện mưa. Ngồi trên xe mà lòng không khỏi mong đến nơi cho nhanh, để tôi có thể tận mắt nhìn thấy bảo tàng. Chuyến xe lăn bánh cuối cùng đã đến điểm hẹn. Đi cùng nhóm tôi ngay lúc này đã có thêm một chị hướng dẫn viên vô cùng duyên dáng. Được biết tiền thân của bảo tàng là Phòng Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 để đáp ứng yêu cầu khai thác, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc của tỉnh Gia Lai. Đến năm 1989, Bảo tàng Gia Lai chính thức được thành lập với tư cách là một cơ quan văn hoá trong các thiết chế văn hoá trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Gia Lai. Khu bảo tàng nằm ngay bên quảng trường Đại Đoàn Kết, nơi đây được nhà nước và nhân dân xây dựng và tu sửa để làm cảnh quan thêm đẹp. Với diện tích 1.200m2 , chia làm 6 phòng trưng bày gần 7.000 hiện vật gốc các loại. Bảo tàng còn là một công trình kiến trúc văn hóa lớn, nơi hội tụ các di sản văn hóa, lịch sử, là điểm đến để học tập, nghiên cứu khoa học của nhân dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và trong khu vực Tây Nguyên. Chị hướng dẫn viên giới thiệu rằng hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang lưu giữ khoảng 11.000 đơn vị hiện vật, trong đó, trang phục truyền thống của dân tộc Gia Rai gồm các loại hình: trang phục nam (áo - khố), trang phục nữ (áo - váy), khăn quấn đầu, tấm địu con... Toàn bộ hiện vật sau khi sưu tầm được nhập kho cơ sở, đánh số kiểm kê, thực hiện công tác bảo quản trước khi đưa ra trưng bày. Tại tổ hợp trưng bày về trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh, trang phục truyền thống của người Gia Rai được trưng bày kết hợp với các dụng cụ và nguyên vật liệu, tạo nên sản phẩm như khung dệt, dụng cụ cán bông, sa quay sợi và cuộn vải sợi bông cũng như các nguyên liệu tạo màu truyền thống. Cùng với trưng bày cố định, Bảo tàng Gia Lai còn thực hiện các trưng bày chuyên đề giới thiệu về trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Gian chính của bảo tàng, nơi trưng bày hai bộ chiêng có giá trị lớn của người Gia Lai. Tôi vừa đi xem từng hiện vật, sờ nhẹ vào những món đồ ấy tôi mới cảm nhận được sự khéo léo, tinh tế của người xưa. Càng đi, càng khám phá tôi càng  vô cùng vui vẻ, vừa xúc đông. Đúng là một cảm xúc lẫn lộn, khó thể diễn tả được. Nhưng cuộc vui nào cũng có hồi kết, chúng tôi phải tạm chia tay nơi đây để trở về thành phố của mình. Chuyến đi lần này là một lần chúng tôi có thể được nhìn, được chiêm ngưỡng tận mắt những gì tinh túy nơi đây. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải giữ gìn những giá trị để giá trị lịch sử vẫn còn trường tồn mãi thời gian. 

Tạm biệt nơi đây. Tạm biệt bảo tàng và con người giản dị nơi đây. Chúng tôi sẽ quay trở lại một ngày gần nhất, lúc đó chúng tôi sẽ cố gắng dành nhiều thời gian nhiều hơn nữa để khám phá hết vẻ đẹp nơ đây. 


Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa Nhà tù Pleiku 

Bạn đã có bao giờ từng nghe “địa ngục trần gian”. Chỉ mới nghe thôi ta cũng cảm nhận được sự ghê rợn, lạnh lẽo nơi đây. Một địa điểm được xem là “địa ngục trần gian’’ đó là nhà tù Pleiku. Vô cùng tò mò sự bí ẩn, tôi đã lên kế hoạch cho chuyến tham quan lần này.

Đi cùng tôi trong chuyến tham quan lần này có các bạn của tôi. Mọi người ai nấy cũng đều háo hức cho chuyến tham quan. Chúng tôi phải ngồi máy bay một tiếng đồng hồ để có thể đến được nơi đây. Máy bay hạ cánh tôi cùng người bạn đi thêm một chuyến xe ô tô mới có thể đến nhà tù Pleiku. Nhà tù Pleiku nằm trên một đồi đất đỏ cao trên đường Yết Kiêu thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tới nơi, tôi được chị hướng dẫn viên chờ đón từ cổng, và ngày hôm nay chị ấy sẽ đi cùng với chúng tôi để giúp chúng tôi hiểu rõ tất cả lịch sử, thiên nhiên, con người nơi đây. Được biết đây là nơi giam giữ những người tù chính trị trước năm 1975 với rất nhiều hình thức tra tấn man rợ, độc ác, đồng thời cũng là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Theo như chị ấy nói  năm 1925, người Pháp đã cho xây dựng nhà tù với mục đích giam giữ tù thường phạm, phần lớn là người dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên. Năm 1940, khi phong trào đấu tranh cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, nơi này đã trở thành nhà lao giam giữ những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước. Nhà tù Pleiku có tổng diện tiện tận 7ha, bao quanh là tường rào kiên cố cao lên đến 3m với lớp rào chắn bằng thép gai. Tại phía Tây Nam và Tây Bắc là sự xuất hiện của 2 bốt gác với hình tượng binh lính vũ trang canh gác 24/24. Phía Đông nhà tù có đặt lô cốt bảo vệ.

Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa Nhà tù Pleiku

Nhà lao Pleiku tổng cộng có 20 phòng giam. Trong đó có 18 phòng giam và 2 phòng dùng làm chuồng cọp. Các phòng giam tại đây chỉ có diện tích khiêm tốn là 10m2 với thiết kế 2 ô cửa nhỏ. Số lượng giam giữ lên đến 120 người. Thực dân Pháp phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát. Dãy nhà giam chính chia làm 5 phòng, trong đó phòng số 5 giam tù chính trị nguy hiểm nhất. Phòng số 5 chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6 m, dài 2 m. Trong đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5 m, mỗi phòng có một tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người bị nhốt bên trong những phòng này thường bị ngất vì thiếu không khí để thở và tra tấn bằng nhiều hình thức.  Tôi nghe mà nổi da gà với những hành động tàn bạo của thực dân Pháp. Nhà tù Pleiku ngày nay tuy không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, dấu vết minh chứng cho tội ác tàn độc của kẻ thù và tinh thần đấu tranh quật cường giữ gìn khí tiết của những người cộng sản yêu nước. Đến đây tôi đã được tận mắt chứng kiến các loại hình tra tấn tàn độc đã được phục dựng. Tôi càng không khỏi xúc động và biết ơn công lao cha ông đã xây dựng nền độc lập được như ngày hôm nay. 

Nhà tù Pleiku thật ghê rợn với câu nói vô cùng đúng của người đời kể lại là ‘’địa ngục trần gian’’. Nơi đây đã giúp chúng tôi có thể cảm nhận được sự độc ác của kẻ thù, qua đó càng biết ơn công lao của cha ông đã đổ máu hi sinh vì tổ quốc. Hành trình tham quan nhà tù Pleiku cũng đã đến hồi kết.  Lần này không những tôi được nhìn, được chạm, mà còn được chứng kiến các loại hình tra tấn tàn độc đã được phục dựng. 

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question