image hoi dap
image hoi dap

Làm sáng tỏ chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu qua 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc

icon-time4/11/2023

Chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu  mang đậm tâm hồn với nỗi nhớ của kẻ đi người ở. Hãy cùng Topbee làm sáng tỏ điều đó qua 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc.


Dàn ý phân tích chi tiết chất trữ tình và chính trị trong 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Nêu lên được chất trữ tình và chính trị trong 8 câu thơ đầu

b. Thân bài:

- Giải thích chính trị là: Trực tiếp đề cập tới vấn đề chính trị, những sự kiện lịch sử nhằm khích lệ và tuyên truyền

- Trữ tình bộc lộ trực tiếp ý nghĩa cảm xúc của Tố Hữu

→ Tố Hữu đã “trữ tình hóa” những vấn đề chính trị bằng cảm xúc mộc mạc giản dị mà thầm kín

- Tám câu thơ đầu

+ Chất chính trị:

  • Đề cập đến một sự kiện lịch sử sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, một thời khắc đặc biệt giữa hòa bình với tự do. Cuộc chia tay giữa mình và ta thể hiện cuộc chia tay giữa đồng bào ng Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến → Mối quan hệ giữa quần chúng với nhân dân không phải tình cảm cá nhân
  • Cảm hứng chủ đạo là ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với Đảng và Bác Hồ

+ Chất trữ tình:

  • Viết đối đáp giữa mình và ta, cách xưng hô thân mật thường có trong ca dao thể hiện sự bịn rịn quyến luyến.
  • Tiếng nói trữ tình thiết tha giữa kẻ đi người ở
  • Điệp ngữ "có nhớ" nhấn mạnh vào nội tâm đau đớn của người ở lại
  • Bao kỉ niệm thiết tha suốt 15 năm nay phải đọng lại nơi đây
  • “Nhìn cây nhớ núi/ nhìn sông nhớ nguồn” gợi ra một không gian kháng chiến đồng thời nói lên tình cảm với quê hương cội nguồn. Cách sống ân tình thủy chung “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
  • Bốn câu sau diễn tả nỗi nhớ bâng khuâng bồn chồn đầy lưu luyến của người Việt Bắc
  • Hình ảnh “Ảo chàm ” vừa là hoán dụ chỉ người Việt Bắc, vì màu áo chàm là màu áo đặc trưng của người Việt Bắc, của vùng quê nghèo thượng du đồi núi, vừa là ẩn dụ, biểu tượng cho tấm lòng chung thủy sắt son. Trong tâm thức người Việt Nam, màu chàm nâu là màu đơn sơ chân thực, không kiểu cách lòe loẹt, nó là biểu tượng cho lòng chung thủy của mọi người (Tố Hữu nói về tác phẩm)
  • "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" cảm xúc thật xúc động giữa kẻ đi người ở im lặng cũng là một thứ gì đó rất tốt để tránh đi được những đau thương. 
  • Tất cả dường như không thể nói thành lời được mà dấu kín cảm xúc của mình
  • (Có thể liên hệ với Từ ấy, Đồng Chí…)

- Nghệ thuật với lối nói mình ta diễn tả dõ hơn cảm xúc của kẻ ở người đi, hàng loạt các từ láy, điệp từ nhấn mạnh thêm sự chia ly đau thương giữa người dân đồng bào với chiến sĩ cách mạng.

c. kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.


Làm sáng tỏ chất trữ tình và chính trị trong 8 cầu thơ đầu bài Việt Bắc

Trong thơ Chế Lan Viên có viết : 

“Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Và đâu đó có một mảnh đất nơi chan chứa tình người đã hóa thành hồn, thành nỗi nhớ khôn nguôi da diết của các chiến sĩ về xuôi. Không nói đâu xa chính là mảnh đất Việt-Bắc thân tình, quê hương của nơi đầu não kháng và những mảnh áo chàm nghèo thấp thoáng, khiến cho bất cứ ai khi đặt chân lên mảnh đất này đều bổi hổi xao xuyến. Mảnh đất ấy đã tạo nên nguồn cảm hứng trong thơ ca của Tố Hữu với cái tên “Việt Bắc” được ra đời trong khoảng thời gian sự kiện lịch sử trọng đại, là kết tinh của phong cách thơ trữ tình - chính trị là thứ văn chương cách mạng “chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc…” (Xuân Diệu). Thi phẩm đã để lại những lắng đọng cho độc giả ngay từ những câu thơ đầu tiên hài hòa kết hợp giữa chất thơ trữ tình và chính trị sâu sắc:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” 

Làm sáng tỏ chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu qua 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của cách mạng Việt Nam, chặng đường thơ ca của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những gian khổ đầy rẫy những khó khăn và những sự hy sinh dũng cảm hết mình với những cuộc kháng chiến để đem về những vinh quang cho dân tộc, đồng thời cũng nói lên những nét nổi bật trong nghệ thuật của ông. Tác phẩm này được hoàn thành khi hiệp định Gio-ne-vơ được kí kết nó như đã đánh dấu và tạo một một bản hùng ca và cũng là jgucs tình ca cách mạng về cuộc kháng chiến và con người.

Tố Hữu đã sinh hoạt gắn bó trong suốt một thời gian dài dường như nó đã thành niềm trăn trở trong long ông vậy giây phút chia ly giữa người đi kẻ ở vô cùng chân thực được hiện lên:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lắm năm ấy thiết tha mặt nồng”

Khoảng khắc chia tay lưu luyến với cán bộ cách mạng mà đồng bào không thể cất lên tiếng dãy bày. Một câu hỏi trực tiếp liệu đi rồi có nhớ về nơi đây nhớ về con người cùng gắn bó với họ không. Chữ “về” nghe sao bâng khuâng nặng lòng đến thế, dường như tạo ra một nốt trầm trong bản hùng ca khiến người đọc càng thêm những quyến luyến bịn rịn những trong đó là sự hụt hẫng nuối tiếc. Một bài thơ viết về cách mạng nhưng tác giả lại dùng lối nói gần gũi bằng cách xưng hô “mình-ta”, nhắc đến đó làm ta không khỏi nhớ đến:

“Mình về ta chẳng cho về

Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ

Câu thơ ba chữ rành rành

Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình

Chữ trung thì để phần cha

Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình”

Với cách xưng hô đó Tố Hữu đã hòa mình vào buổi chia tay đầy quyến luyến giữa đồng bào kháng chiến và đồng bào chiến khu, cuộc chia tay hùa về như hiện lên dáng dấp của tình yêu đôi lứa. Bao ân tình cách mạng đã trở thành hàng loạt những lời dò hỏi để bày tỏ nổi niềm nhớ thương ẩn chứa trong đáy long. “Mười lăm năm” một khoảnh khắc vừa xa xôi vừa gần gũi, Tố Hữu đã nhân hóa qua từ “ấy” để giảm bớt sự chênh lệch về thời gian. Đó là một quãng thời gian đã chứng kiến các sự kiện lịch sử trong chiến đấu, những sinh hoạt của các chiến sĩ cách mạng và đồng bào Việt Bắc. Cách sử dụng từ của Tố Hữu thật đặt biệt qua tính từ “thiết tha- mặn nồng” đây vốn chỉ để dung cho tình yêu đôi lứa, đó mới thấy được chất trữ tình ướm đượm trong tứ thơ của ông. Không chỉ dừng lại ở đó người lãi tiếp tục dãi bày:

“Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

Vẫn là câu hỏi tu từ nhắc lại tình cảm nỗi nhớ giữa người đi kẻ ở, không chỉ thế còn nhắc nhở qua đó khi về tới Hà Nội tấp nập đèn đường có nhớ về cảnh sắc nơi đây. Từ “nhìn” được điệp lại hai lần với lời nhắn nhủ “nhìn cây nhớ núi” nhớ về Việt Bắc tươi đẹp, “nhìn sông nhớ nguồn” tượng trưng cho cội nguồn tình nghĩa, cách mạng.  Việt Bắc đã trở thành một thứ gì đó rất thân thiết với các chiến sĩ cách mạng họ không thể nào quên, mà càng nhìn lại càng thấy nhớ. Điều này còn rõ hơn qua những giãi bày tâm sự của Tố Hữu: “cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi”. 

Nếu như bốn câu thơ đầu lời hỏi thì bốn câu thơ sau là lời đáp lại ân tình, cảm xúc một lần nữa bâng khuâng xao xuyến khó tả:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

“Tiếng ai” nghe sao bồn chồn không nỡ bước đi, với những vần thơ bịn rịn, khiến cho độc giả cũng xao xuyên theo. Tác giả đã cố tình ẩn chứa đi chủ thể những đọc lên thôi ta cũng cảm nhận rõ thấy điều đó không nỡ ra đi một chút nào những vì công việc vì chiến đấu nên phải chấp nhận bỏ lại nơi đây những lời tâm tình. Có lẽ kẻ đi người ở chỉ biết: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”, ba chấm bỏ lửng thay thế cho bao lời muốn nói. Xúc động mà nghẹn ngào khiến người đọc cũng rưng rung nước mắt theo. Gắn bó với nhau suốt những năm tháng khó khăn cùng nhau trải qua những đêm đông gió rét, nay hòa bình lại phải chia xa nhau. Tình nghĩa dù có mặn nồng đến đâu cũng phải chia ly. Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” chính là những bóng lưng thấp thoáng của người dân miền núi, tác giả đã khéo léo sử dụng để tang thêm sự gần gũi thân mật những giản dị giữa quân và dân miền núi. Họ không chung quê hương nhưng chung trí hướng đấu tranh, chung một lí tưởng là đánh tan giặc. Gợi nhớ đến “súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” (Chính Hữu) từ xa lạ bỗng dưng thân quen tri kỉ. Sự thay đổi nhịp thơ không chỉ tạo nên giọng ngập ngừng của câu thơ mà còn tạo nên ngập ngừng cho tình cảm. Và điểm khác biệt trong nhịp thơ đó là những diễn biến tâm trạng cảm xúc của kẻ ở người đi. 

Qua tám dòng thơ ấy đã nói lên chất thơ trữ tình, chính trị trong đó, đoạn thơ không chỉ đề cập đến sự kiện lịch sử có ‎ nghĩa cho dân tộc mà còn là một tình cảm tha thiết của những người con đồng bào muốn gửi gắm. Lối nói “mình-ta” thực chất là cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc với chiến sĩ để tang thêm sự gắn bó quan hệ mật thiết gần gũi. Nó mang một tình cảm lớn lao tình cảm chính trị chứ không phải là tình cảm cá nhân riêng biệt. Cảm hứng chủ yêu của bài thơ là biết ơn tới Đảng và Bác Hồ, với căn cứ địa Việt Bắc. Nhưng cái hay ở đó được hòa quyện giữa yêu tố chính trị và trữ tình, tác giả dùng lối nói xưng hô đó để diễn tả những cảm xúc không nỡ rời đi mà lắng đọng những kỉ niệm tươi đẹp với hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ mà thân thương gần gũi mộc mạc mà thân thiết. Thể thơ lục bát lại càng hiện rõ hơn với dáng vẻ lời thơ duyên dáng, ngọt ngào, Tố Hữu đã vẽ nên một cuộc chia li giữa kẻ đi và người ở giữa đồng bào Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng với những ân tình lưu luyến những cũng là niềm tự hào vẻ vang của dân tộc.  Chất trữ tình và chính trị đã cùng nhau hòa quyện tạo nên một áng thơ Tố Hữu. 

Tiếng lòng của người ở lại và người ra đi vẫn còn vang vọng đâu đây, gieo vào tâm hồn độc giả những điều khó quên nhất với bao thương nhớ thiết tha. Lời nói đồng thời là những câu hỏi lời đáp để khẳng định ân tình giữa cán bộ chiến sĩ với đồng bào. “Mười lăm năm ấy” chính là sự hòa quyện độc đáo giữa chính trị, trữ tình đó luôn ấp ủ khôn nguôi trong tim mỗi người dù có đi đâu chăng nữa thời gian vẫn không thể tách rời và “Việt Bắc” luôn sống mãi trong lòng người dân người chiến sĩ lan tỏa tới các thế hệ mai sau. 

Hà Ngọc Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question