Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện Thạch Sanh lớp 4

icon-time26/10/2023

Thạch Sanh là một câu truyện cổ tích quen thuộc với trẻ em Việt Nam. Hãy cùng Topbee lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện Thạch Sanh lớp 4 nhé!


Dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện Thạch Sanh

a. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em muốn kể: Câu truyện Thạch Sanh

b. Thân bài: Kể lại nội dung câu truyện theo trình tự thời gian:

  • Có một đôi vợ chồng già làm nghề đốn củi ở quận Cao Bình nhưng đã lâu không có một mụn con nào.
  • Cảm động với sự lương thiện và chăm chỉ của đôi vợ chồng, Ngọc Hoàng bèn cử thái tử xuống đầu thai làm con của đôi vợ chồng. Chẳng bao lâu sau, người vợ mang thai nhưng mãi mấy năm mà chẳng sinh.
  • Người chồng lâm bệnh nặng rồi qua đời, khi ấy người vợ sinh ra một đứa trẻ đặt tên là Thạch Sanh.
  • Sau khi mẹ mất, Thạch Sanh sống một mình trong túp lều cũ làm nghề đốn củi.
  • Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống dạy cho chàng võ nghệ cũng như các phép thần thông.
  • Có người bán rượu tên là Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh liền gạ kết nghĩa anh em đưa về nhà.
  • Trong vùng có con chằn tinh chuyên ăn thịt người, Lý Thông sợ chết không muốn nộp mình liền gạ Thạch Sanh đi thay.
  • Thạch Sanh vui vẻ đồng ý, đêm ấy chàng giết được chằn tinh, chặt đầu nó và đốt nó thành than. Chàng lấy được bộ cung tên vàng từ trong miếu và mang đầu chằn tinh về.
  • Lý Thông thấy vậy nổi lòng tham, lừa Thạch Sanh rồi mang đầu chằn tinh nộp cho vua để lập công.
  • Công chúa Quỳnh Nga bị đại bàng khổng lồ bắt cóc trong ngày kén rể. Bay qua túp lều của Thạch Sanh, đại bàng bị bắn thương nặng.
  • Việc giải cứu công chúa được giao cho Lý Thông, nhưng hắn sợ hãi nên lại tìm tới Thạch Sanh để nhờ vả.
  • Cứu được công chúa, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Chàng tức giận, liền giết chết con yêu tinh và cứu được thái tử con vua Thủy.
  • Chàng được thái tử mời xuống Thủy phủ chơi, lúc về chỉ xin một cây đàn chứ không nhận vàng bạc châu báu.
  • Chàng về nhà, bị hai con yêu quái bày mưu hãm hại, Lý Thông được giao quyền xử án cũng quyết ban chết cho chàng.
  • Công chúa sau khi trở về thì đột nhiên bị câm, nhưng khi nghe thấy tiếng đàn của Thạch Sanh từ trong ngục thì nàng bỗng nhiên nói cười lại được.
  • Sau này, khi biết được những công trạng của Thạch Sanh, vua liền quyết định gả con gái của mình cho chàng.

c. Kết bài: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu truyện cổ tích

lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện Thạch Sanh lớp 4

Bài văn kể lại một câu chuyện Thạch Sanh

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có vô vàn những câu truyện hay và ý nghĩa như: Cổ tích Cây Khế, Truyện Cổ tích Tấm Cám, Sự tích quả dưa hấu,… Nhưng đối với em, em thích nhất là câu truyện cổ tích Thạch Sanh.

Câu truyện là sự ngợi ca cái tốt, cái đẹp trong cuộc sống. Lên án cái xấu, cái ác cũng giống như câu nói xưa của cha ông ta: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”. Truyện kể rằng, xưa kia có một đôi vợ chồng già làm nghề đốn củi ở quận Cao Bình nhưng đã lâu không có một mụn con nào. Cảm động với sự lương thiện và chăm chỉ của đôi vợ chồng, Ngọc Hoàng bèn cử thái tử xuống đầu thai làm con của đôi vợ chồng. Chẳng bao lâu sau, người vợ mang thai nhưng mãi mấy năm mà chẳng sinh. Thế rồi đau buồn thay, người chồng lâm bệnh nặng rồi qua đời, để lại người vợ một mình trên cõi trần. Khi ấy, người vợ sinh ra một đứa trẻ và đặt tên cho con là Thạch Sanh. Thế rồi, ít lâu sau, người mẹ cũng mất. Sau khi mẹ mất, Thạch Sanh sống một mình trong túp lều cũ làm nghề đốn củi. Khi cậu biết sử dụng búa, Ngọc Hoàng đã sai tiên ông xuống dạy cho chàng võ nghệ cũng như các phép thần thông. Có người bán rượu tên là Lý Thông đi ngang qua, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, thật thà liền gạ kết nghĩa anh em đưa về nhà. Trong vùng lúc ấy có con chằn tinh chuyên ăn thịt người, Lý Thông sợ chết không muốn nộp mình nên liền gạ Thạch Sanh đi thay. Thạch Sanh vui vẻ đồng ý, đêm ấy chàng nằm chờ trong miếu, giết được chằn tinh, chặt đầu nó và đốt nó thành than. Chàng lấy được bộ cung tên vàng từ trong miếu và mang đầu chằn tinh về nhà. Lý Thông thấy vậy liền nổi lòng tham, lừa Thạch Sanh đó là vật nuôi của nhà vua, rồi mang đầu chằn tinh nộp cho vua để lập công. Thấy vậy, nhà vua liền thưởng cho hắn vàng bạc cũng như chức vị quan trọng trong kinh thành. Nhà vua có một cô con gái đến tuổi lấy chồng nên đã mở tiệc kén rể với sự tham gia của các nước chư hầu. Công chúa Quỳnh Nga bị đại bàng khổng lồ bắt cóc trong ngày kén rể. Bay qua túp lều của Thạch Sanh, đại bàng bị bắn thương nặng. Việc giải cứu công chúa được giao cho Lý Thông, nhưng hắn sợ hãi nên lại tìm tới Thạch Sanh để nhờ vả. Cứu được công chúa, Thạch Sanh bị Lý Thông nhốt lại dưới hang. Chàng tức giận, liền giết chết con yêu tinh và cứu được thái tử con vua Thủy. Chàng được thái tử mời xuống Thủy phủ chơi, tiếp đãi như khách quý. Tới lúc về chàng chỉ xin một cây đàn chứ không nhận vàng bạc châu báu. Chàng về nhà sống bằng nghề cũ, bị hai con yêu quái bày mưu hãm hại, Lý Thông được giao quyền xử án cũng quyết ban chết cho chàng. Công chúa từ sau khi trở về thì đột nhiên bị câm, nhưng khi nghe thấy tiếng đàn của Thạch Sanh từ trong ngục tối thì nàng bỗng nhiên nói cười lại được. Sau này, khi biết được những công trạng của Thạch Sanh, vua liền quyết định gả con gái của mình cho chàng. Điều đó đã khiến cho mười tám nước chư hầu phẫn nộ, liền hợp lại đòi tuyên chiến với nước của nhà vua. Thạch Sanh liền xin vua ra ứng chiến, chàng đứng từ trên tường thành, gảy đàn thần liền khiến binh lính của mười tám nước nổi lên lòng nhớ nhà, nhớ quê hương.

Truyện cổ tích Thạch Sanh vừa là một bài học giáo dục, vừa là một mong ước của tác giả dân gian về sự công bằng, chính trực trong cuộc sống. Cuộc sống tuy rằng sẽ phải trải qua gian nan, khó khăn nhưng đừng để bản thân đánh mất đi sự lương thiện trong mình, có như vậy chúng ta mới có được những điều tốt đẹp đến với cuộc đời.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question