image hoi dap
image hoi dap

Lý luận văn học về đặc trưng của thơ

icon-time14/9/2023

Nghệ thuật được người nghệ sĩ thể hiện qua nhiều hình thức. Có người dùng ngôn ngữ viết thành văn xuôi, có người dùng ngôn từ để viết thành lời ca và cũng có người sử dụng câu từ viết thành thơ. Sau đây, mời các bạn “theo chân” Topbee tìm hiểu bài viết Lý luận văn học về đặc trưng của thơ


Thơ có những đặc trưng nào?

Thơ là thể loại văn học thuộc phương thức biểu đạt trữ tình: Có thể thấy, thơ tác động đến người đọc thông qua lăng kính cuộc sống, thông qua liên tưởng, tưởng tượng phong phú của người sáng tạo. Dù được hình thành từ thể loại nào thì suy cho cùng, yếu tố trữ tình luôn giữ vai trò trọng yếu.
Nhân vật trữ tình: Đây là chủ thể trực tiếp bày tỏ trong thơ. Nhân vật trữ tình còn được xem là cái tôi thứ hai của nhà thơ, thay mặt nhà thơ trực tiếp biểu đạt những suy nghĩ, tâm tư trong lòng. Trong thơ, nhân vật trữ tình có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện.
Thơ mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại: Tương tự văn xuôi, bất kì loại hình nghệ thuật nào cũng đều hướng đến mục đích cao cả, vì con người, vì xã hội. Thông qua tiếng nói tình cảm, nhà thơ bộc bạch những điều trăn trở, những điều còn giang dở; có khi là lời tố cáo đanh thép về những thứ xấu xa, cổ hủ, lạc hậu; hoặc thậm chí là niềm vui, tinh thần khích lệ người người nhà nhà chung tay xây dựng cộng đồng tốt đẹp, sống văn minh.
Thơ bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh tình cảm: Người ta không thể ngẫu nhiên sáng tác, luôn luôn có ít nhất một sự kiện xuất hiện khiến tâm trí buộc lòng người nghệ sĩ phải đặt bút để viết. Cho nên, thơ có tính hiện thực, gắn liền với đời sống xã hội.
Thơ chú trọng đến cái đẹp: Cái đẹp được thể hiện qua ngôn từ. Khác với văn xuôi, thơ được biểu hiện qua lớp từ ngữ cô đọng, hàm súc song vẫn phải đảm bảo đúng ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
Cấu trúc trong thơ không cố định: Nghệ thuật là sự sáng tạo. Người làm nghệ thuật bao giờ cũng muốn “đứa con tinh thần” được đông đảo quần chúng biết đến. Để làm được điều đó, tác giả không chỉ sáng tác nội dung hay mà hình thức cũng là yếu tố quan trọng. Sự cách điệu trong nhịp, vần, điệu, khổ thơ hay sắp xếp dòng thơ… đều là những nét đặc biệt tạo nên dấu ấn riêng.

Lý luận văn học về đặc trưng của thơ

Lý luận văn học về đặc trưng của thơ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.
Tố Hữu quan niệm: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống”.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này”.
Duybray: “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim”. Điều này được hiểu rằng, thơ phải phản ánh trung thực về cuộc sống, tuy nhiên, nó không thể hiện một cách khô khan mà thơ phản ánh qua trí óc và con tim của người nghệ sĩ.
Xuân Diệu: “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”. Theo đó, một bài thơ hay là một bài thơ trong đó cảm xúc phải đạt đến độ “chín đỏ”, nghĩa là tình cảm của người sáng tác đã dâng trào mãnh liệt thôi thúc phải viết.
Huy Trực: “Thơ là rượu của thế gian”. Cảm xúc trong thơ phải như những giọt rượu làm say đắm con người. Thơ như chất men để con người ta thăng hoa cảm xúc.
Lê Quý Đôn: “Thơ phát sinh từ trong lòng người”. Bao giờ cũng vậy, để làm được thơ, điều cần thiết là trong trái tim người cầm bút đã có dòng chảy. Dòng chảy cảm xúc đặt mình vào cuộc sống để cảm nhận tất cả đắng cay ngọt bùi.
Chế Lan Viên: “Hãy nhặt lấy chữ đời mà góp nên trang”. Thơ bắt nguồn từ hiện thực. Cuộc sống là mạch nguồn dẫn lối cho thơ ca phát triển. Dù bay bổng, xa rời thực tại đến đâu thì thơ cũng phải quay về với đời sống vốn dĩ của nó. Chỉ như vậy, thơ mới tìm được những tâm hồn đồng điệu, bạn đời tri kỉ.

Lý luận văn học về đặc trưng của thơ

Đặc trưng của thơ rất cần đến sự thăng hoa cảm xúc. Cảm xúc là yếu tố tiên quyết để bắt tay viết nên tác phẩm thơ. Không có tình cảm, thơ sẽ “chết” ngay từ khi còn ngồi trên bàn viết. Không có tình cảm, thơ sẽ chẳng còn là thơ.
Thơ bên cạnh yếu tố cảm xúc là yêu cầu được đặt ra hàng đầu thì sự kết hợp nhuần nhuyễn về hình thức, về nhân vật, về chất xúc tác cũng là những điều cần thiết để cho ra một tác phẩm thơ chất lượng. Có vô số người làm thơ, nhưng để lưu dấu trên cuộc đời này, để ghi đậm dấu ấn trong lòng độc giả thì chẳng được bao nhiêu! Thơ chỉ tỏa hương khi đó là người nghệ sĩ có tài lẫn tâm. 

----------------------

Trên đây là bài viết Lý luận văn học về đặc trưng của thơ do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Trần Bình Bình
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question