image hoi dap
image hoi dap

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Hệ nội tiết ở người

icon-time16/6/2023

Hệ thống hóa Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Hệ nội tiết ở người theo chương trình Sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.

Hệ nội tiết ở người


Mục tiêu bài học

- Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết.

- Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó.

- Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân trong gia đình.

- Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương.


Kiến thức trọng tâm


1. Các tuyến nội tiết trong cơ thể người

a. Tuyến yên

- Tuyến yên tiết ra các hormone kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong cơ thể, đồng thời tiết ra hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương, sự trao đổi nước ở thận, sự co thắt cơ trơn ở tử cung, tiết sữa ở tuyến vú.

b. Tuyến giáp

- Tuyến giáp tiết ra hormone thyroxine (TH). Hormone này chứa iodine, có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào. 

c. Tuyến tuỵ

- Tuyến tuy vừa tiết dịch tiêu hoá đồ vào tá tràng (chức năng ngoại tiết) vừa tiết các hormone (chức năng nội tiết), do đó tuyến tuy được gọi là tuyến pha.

d. Tuyến trên thận

- Tuyến trên thận tiết ra adrenaline và noradrenaline có vai trò làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Đồng thời, tuyến trên thận còn tiết các loại hormone khác có vai trò điều hoà nồng độ glucose, muối sodium và potassium trong máu; điều hoà sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

e. Tuyến sinh dục

- Tuyến sinh dục là tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ). Tinh hoàn tiết ra hormone testosterone kích thích sự sinh tinh trùng ở nam; buồng trứng tiết ra hormone estrogen kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ. 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Hệ nội tiết ở người

2. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết

- Đái tháo đường: 

+ Là một bệnh rối loạn chuyển hoá glucose trong máu. Nguyên nhân gây rối loạn chủ yếu do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác dụng điều hoà lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng nhưng tế bào không hấp thụ đủ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.

- Bệnh bướu cổ do thiếu iodine

+ Là tình trạng phì đại tuyến giáp. Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể thiếu iodine dẫn đến TH không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến. 

- Cách phòng tránh một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết

- Để phòng tránh các bệnh nội tiết cần có lối sống lành mạnh; chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi hợp lí; tránh tiếp xúc với các chất độc hại; thường xuyên luyện tập thể thao; khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm các bệnh nội tiết; ...

-------------------------------------------

Trên đây Topbee đã cùng các bạn tìm hiểu Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Hệ nội tiết ở người. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết tổng hợp kiến thức lý thuyết của Topbee chúc các bạn học tốt.

Nguyễn Xuân Huy
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question