Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

icon-time14/6/2023

Hệ thống hóa Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác theo chương trình Sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Tốc độ phản ứng và chất xúc tác


Mục tiêu bài học

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học). 

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.


Kiến thức trọng tâm


1. Tốc độ phản ứng hóa học

- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học. Các phản ứng đốt cháy (cồn, than, củi, giấy,...) xảy ra ngay lập tức, kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng. 


2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phản ứng

- Diện tích bề mặt tiếp xúc: Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

- Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

- Nồng độ: Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

- Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.


3. Ứng dụng thực tiễn của tốc độ phản ứng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng một cách thích hợp sẽ tăng hiệu quả các hoạt động trong đời sống và sản xuất.

-------------------------------------------

Trên đây Topbee đã cùng các bạn tìm hiểu Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết tổng hợp kiến thức lý thuyết của Topbee chúc các bạn học tốt.

Nguyễn Xuân Huy
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question