image hoi dap
image hoi dap

Mở bài Chí Phèo (gián tiếp, quá trình tha hóa, quá trình thức tỉnh)

icon-time20/1/2024

“Chí Phèo” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Nam Cao. Hãy cùng Topbee cùng viết những Mở bài Chí Phèo thật ấn tượng để dẫn vào bài phân tích nhé!


Mở bài Chí Phèo gián tiếp


Mẫu 1

“Uống rượu say không gọi: thế nhân ơi
Ta khật khưỡng chỉ gọi: ơi Thị Nở
Bát cháo hành suốt đời ta vẫn nợ
Còn bập bềnh trôi nổi giữa vần thơ…”

Đã hơn một lần, Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt thị,lăng nhục độc ác. Hơn một lần, con người tri thức “ trung thực vô ngần” ấy xót thương cho số mệnh của những kẻ cùng đường, bị cả xã hội cự tuyệt, ruồng bỏ để rồi luôn mang trong mình nỗi hận,hận cuộc đời,hận thế gian… Hình như đâu đây vẫn còn văng vẳng tiếng thét đau thương của một con người quằn quại ,vật lộn với cái chết trước ranh giới mong manh của cõi thiện và ác - Chí Phèo.Thổi hồn vào tác phẩm bằng tấm lòng đôn hậu chan chứa tình yêu thương,Nam Cao đã soi vào tác phẩm ánh sáng nhân đạo sâu sắc,đẹp đẽ thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí thật xót xa đau đớn.


Mẫu 2

Có nỗi đớn đau nào sẽ lại thành duyên, có khoảng không gian nào chứa chan màu nước mắt. Sống một cuộc đời lương thiện, tại căn nhà nhỏ nơi vùng quê vốn đã trở thành một ước mơ không thể thành hiện thực của một kẻ đã đi vào con đường sa ngã. Hắn đã từng yêu, yêu một người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, cuộc tình được se duyên mang đầy thương đau trong ngưỡng cửa của thiện - ác. Nam Cao đã thật thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật  Chí Phèo cùng với những bất công ngang trái dưới ách thống trị tàn ác, dã man của thế lực phong kiến. Đến đây, ngòi bút nhân đạo của nhà văn như sáng bừng lung linh đẹp đẽ tựa như sức sống bất diệt của thiên lương.


Mẫu 3

Vọng lên từ những vách núi tử thần hòa quyện với làn sương đêm, hương hoa tình yêu như choàng chiếc áo thanh tú vào không gian,cất lên khúc hát đớn đau xót thương cho những mối tình thật giản dị, thật mộc mạc đơn sơ mà cũng rất đỗi thiêng liêng, sâu sắc. Thoang thoảng đâu đây hương cháo hành man mác, mang theo mùi vị của đất,của quê hương xứ Đại. Bát cháo hành mang theo tình yêu đầy rẫy những sẹo của Chí Phèo và Thị Nở. Sức mạnh kì diệu , lớn lao của tình yêu, sức sống bất diệt của thiên lương đã cảm hóa trái tim quỷ dữ, làm sống dậy bản tính lương thiện của một loài đã ngả sang vật được thể hiện một cách cảm động qua tấm lòng nhân đạo, ngòi bút nhân văn đầy tinh tế và sắc sảo của Nam Cao.


Mẫu 4

Nhận xét về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoàng Khương cho rằng: “Trong tác phẩm về người nông dân của Nam Cao, người đọc thường thấy những nhân vật xấu xí, thô lỗ và những câu chuyện nhục nhã. Chính sự lịch sự của anh ta. Đó là lý do tại sao Trong khi một số người hoài nghi về thực và giá trị nhân đạo của nam nhà văn cao, có lẽ chính với những nhân vật “rắc rối” này, nhãn quan hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới được thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ. ” và nhân vật Chí Phèo trong vở kịch cùng tên của nam cao là một nhân vật “rắc rối” như vậy, nhưng đó là những lời tác giả viết về nhân vật này và những bi kịch mà anh ta phải chịu đựng. giá trị nhân văn của tác phẩm mà cao cao muốn gửi gắm qua nhân vật này.


Mẫu 5

Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Những năm 40 của thế kỉ, trên văn đàn hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của nhữngkhiếp người khổ đau trong bóng đêm của xã hội cũ. Tấm lòng nhà văn hướng về cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân. Phát hiện trong quẩn quanh bế tắc là bi kịch khủng kiếp hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình. Chí Phèo bước ra từ những trang sách của nhà văn Nam Cao thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước cách mạng.

Mở bài Chí Phèo

Mở bài Chí Phèo trực tiếp


Mẫu 1

“- Ai cho tao lương thiện? Làm sao để xóa hết được những mảnh chai trên khuôn mặt này…?”

Trước khi đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình,  Chí Phèo - nhân vật trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, đã hét lên như thế. Câu chuyện của một con người đi đòi lương thiện, đòi xóa những mảnh chai trên khuôn mặt chính mình trong thiên truyện đã khiến bao thế hệ bạn đọc thổn thức trong rất nhiều thập kỷ qua. Nông nỗi nào đẩy con người ấy vào tình cảnh trớ trêu ấy? Trong truyện ngắn được coi là kiệt tác của Nam Cao -  Chí Phèo, người đọc đã tìm thấy câu trả lời. Đó chính là quá trình tha hóa của Chí, từ một anh nông dân hiền lành chất phác thành con người tha hóa cả về tâm hồn lẫn ngoại hình, nhưng vẫn còn nhân tính.


Mẫu 2

Nam Cao một nhà văn lớn của dân tộc đã để lại bao tác phẩm hay, mang cả giá trị nội dung và giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông là người có tấm lòng đôn hậu chan chứa tình yêu thương và gắn bó với quê hương. Vì vậy, ta có thể thấy cảm hứng chủ đạo của ông qua nhiều tác phẩm đó là hình tượng người nông dân. Một trong những tác phẩm để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc đó là "Chí Phèo", tác phẩm đã khái quát lại một thời kỳ đầy biến động của đất nước ở những vùng nông thôn nghèo, nơi có những con người thấp cổ bé họng đã bị đày đến đường cùng. Ta có thể thấy rõ điều đó qua quá trình tha hóa của nhân vật chính Chí Phèo của tác phẩm cùng tên.


Mẫu 3

Tác phẩm “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm nổi bật của nhà văn Nam Cao cùng với “Lão Hạc” hay “Đời thừa”. Câu truyện đã phản ánh hiện thực của cuộc sống của những người nông dân trước Cách mạng tháng 8 lịch sử. Tác phẩm đã phản ánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hết sức to lớn, thông qua đó vừa thể hiện được sự xót xa cho những số phận thấp kém trong xã hội, cũng như lên án gay gắt bọn cường quyền ức hiếp nhân dân.


Mẫu 4

“Chí Phèo” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất khi nói về văn học thời kỳ văn học phê phán của Việt Nam. Tác phẩm trước đây được đặt tên là “Đôi lứa xứng đôi” sau mới được đổi tên thành "Chí Phèo". Tác phẩm phản ánh lên hiện thực cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng tháng 8. Tác phẩm đã phản ánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hết sức to lớn, thông qua đó vừa thể hiện được sự xót xa cho những số phận thấp kém trong xã hội, cũng như lên án gay gắt bọn cường quyền ức hiếp nhân dân.


Mở bài Chí Phèo quá trình tha hóa


Mẫu 1

Nam Cao một nhà văn lớn của dân tộc đã để lại bao tác phẩm hay, mang cả giá trị nội dung và giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông là người có tấm lòng đôn hậu chan chứa tình yêu thương và gắn bó với quê hương. Vì vậy, ta có thể thấy cảm hứng chủ đạo của ông qua nhiều tác phẩm đó là hình tượng người nông dân. Một trong những tác phẩm để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc đó là "Chí Phèo", tác phẩm đã khái quát lại một thời kỳ đầy biến động của đất nước ở những vùng nông thôn nghèo, nơi có những con người thấp cổ bé họng đã bị đày đến đường cùng. Ta có thể thấy rõ điều đó qua quá trình tha hóa của nhân vật chính Chí Phèo của tác phẩm cùng tên.


Mẫu 2

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa độc đáo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, “Chí Phèo” là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941. Truyện kể lại cuộc đời của một người dân cùng khổ tên là Chí Phèo.  Chí Phèo là biểu hiện sống động của bi kịch sinh ra là người mà không được làm người. Câu chuyện có nhiều bi kịch, nhưng đặc biệt, trong đó quá trình thức tỉnh hồi sinh và bi kịch cự tuyệt của Chí Phèo trong tác phẩm là một trong những đoạn thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm.


Mẫu 3

Có ý kiến cho rằng: Nếu không viết: “Chí Phèo”, Nam Cao đã để lại cho Văn học Việt Nam một khoảng trống lớn. Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bởi đến đây người đọc mới hiểu thế nào là tận cùng nỗi khổ của họ trong xã hội phong kiến. Nếu như ở những tác phẩm của các nhà văn hiện thực khác: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… hình ảnh người nông dân chỉ hiện lên với những áp bức bất công, bị dồn đến bước đường cùng, nhưng họ vẫn còn giữ được con người mình, nhưng đến với Nam Cao thì đã có những khám phá phát hiện mới mẻ, ông không chỉ phát hiện ra bi kịch bị bần cùng hóa mà còn khám phá phát hiện ra bi kịch bị lưu manh tha hóa bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân.


Mẫu 4

Chưa bao giờ trên những trang văn học lại thấm đẫm cái ứa nước mắt của rượu, cái chát chúa của những câu chửi và cả tấn bi kịch cho một kiếp người không ra người, quỷ không ra quỷ như trong “Chí Phèo” của Nam Cao. Bằng biệt tài miêu tả tâm lí, khả năng lách sâu vào những diễn biến trong nội tâm nhân vật, tác giả Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật  Chí Phèo với quá trình tha hóa từ người nông dân lương thiện thành một tên lưu manh, “con quỷ dữ” đầy ám ảnh và quằn quại trong bi kịch bị từ chối quyền làm người.


Mở bài Chí Phèo quá trình thức tỉnh


Mẫu 1

Tác phẩm “Chí Phèo” khép lại ở trang cuối cùng với một cảnh tượng đầy hãi hùng hai xác chết của hai con người - sinh vật. Cả hai đều làm người nhưng không phải là người: Bá Kiến và Chí Phèo. Máu me loang lổ, lênh láng khắp hai cái xác khiến chúng ta giật mình tự hỏi và hỏi Nam Cao: Đâu là hiện thực? Đâu là nhân đạo?


Mẫu 2

Là nhà văn trung thành với chủ nghĩa hiện thực, cũng như các cây bút tả chân đương thời, Nam Cao quan tâm trước hết tới việc đi sâu thể hiện tình cảnh khốn khổ của người nghèo bị áp bức, trong đó có  Chí Phèo. Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về bức tranh đời sống xã hội nông thôn. Đó là hệ thống tôn ti trật tự của làng Vũ Đại; là ấn tượng về tình trạng khép kín của làng xã phong kiến. Đặc biệt nó đã phơi bày các mối quan hệ xã hội phức tạp của hiện thực, đã miêu tả trung thực những quan hệ thực (Ăng-ghen). Đồng thời là tình thương đối với những con người bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, bị hắt hủi. Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo của  Chí Phèo.


Mẫu 3

Truyện ngắn “Chí phèo” là một trong những tác phẩm nổi bậc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm có giá trị phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo hết sức to lớn. Một góc nhìn khác biệt về hiện thực cuộc sống giúp Nam Cao phát hiện và kịp thời mới phản ánh chân thực xã hội Việt Nam trong đêm trước Cách mạng.


Mẫu 4

Trong nền văn học hiện thực nước ta ngoài những cái tên như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… thì cái tên Nam Cao được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rất cao về những tác phẩm tố cáo hiện thực của nhà văn này. Với nhưng quan điểm tích cực về văn chương Nam Cao đã cho ra đời những tác phẩm "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Hẳn ai cũng biết đến tác phẩm nổi tiếng của ông đó chính là Chí Phèo, vẫn là một đề tài về người nông dân trong xã hội phong kiến thế nhưng Nam Cao không đi khám phá nhân vật về cuộc sống nghèo khổ phải bán chó bán con mà nhà văn nói về những số phận nông dân bị tước đoạt quyền làm người. Đặc biệt qua truyện ngắn này ta thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.


Mở bài Chí Phèo bát cháo hành


Mẫu 1

Nam cao đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, đó là tác phẩm Chí Phèo. Các nhân vật trong truyện là những con người hiền lành lương thiện nhưng do xã hội xô đẩy khiến họ thành những con người mất hết lương tri. Hình ảnh bát cháo hành trong truyện chính là phần thưởng quý giá mà tác giả ban tặng cho nhân vật, tạo cơ hội cho nhân vật trở về với cuộc sống đời thường.


Mẫu 2

Nam Cao cây bút truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam 1930-1945. Tên tuổi của ông gắn liền với truyện ngắn “ Chí Phèo”. Một truyện ngắn mang hơi thở của tiểu thuyết về cuộc đời anh chàng  Chí Phèo và những nhân vật xung quanh làng Vũ Đại. Để tạo nên thành công cho tác phẩm, không thể không kể đến sự thành công xây dựng chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.


Mẫu 3

Đề tài người nông dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiện thực 1930 -1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những mùa bội thu. Nam Cao là người đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai vỡ, nhưng bằng tất cả tâm huyết, tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ – những kẻ dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng. Tác phẩm Chí Phèo – đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng không chịu thua kém “anh chị” mình vươn mình lên hàng kiệt tác – đỉnh cao của văn học 1930 – 1945.  Chí Phèo có được vị trí ấy là bởi giá trị tư tưởng mới mẻ, độc đáo, bởi nghệ thuật viết truyện lôi cuốn, hấp dẫn của ngòi bút Nam Cao. Và một điều không thể không kể đến đó là bởi Nam Cao đã xây dựng thành công những chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.


Mẫu 4

Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến kiệt tác Chí Phèo với sự thành công xuất sắc về mặt nội dung. Nhưng bên cạnh đó, để tạo nên thành công cho tác phẩm, cũng không thể không nhắc đến những đóng góp về phương diện nghệ thuật. Trong đó các chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là chi tiết bát cháo hành Thị Nở mang cho Chí Phèo.


Mở bài Chí Phèo bị cự tuyệt mong muốn làm người


Mẫu 1

Khi Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo) xuất hiện trên văn đàn (1941) thì văn học hiện thực phê phán đã qua một thời kỳ phát triển rực rỡ. Là người đến muộn, nhưng Nam Cao đã tự khẳng định mình bằng những khám phá nghệ thuật mới mẻ, đem đến cho văn học đương thời một tiếng nói riêng đặc sắc.


Mẫu 2

Soi vào cuộc đời nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, ta chỉ thấy một bức tranh u tối mà người họa sĩ vẽ ra nó mang tên bi kịch. Có thể nói, con số không đã gói trùm lên lá số tử vi của cuộc đời Chí. Bi kịch về cuộc đời Chí đã xuyên suốt toàn tác phẩm và nếu như phải chọn một nhan đề khác, có lẽ Nam Cao đã đặt tên tác phẩm của mình là “Bi kịch”. Và đỉnh điểm bi kịch mà Chí Phèo phải chịu đựng ấy là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.


Mẫu 3

Còn điều gì đau đớn và xót xa hơn khi ta vẫn hiện hữu trong cộng đồng, nhưng lại bị chính cộng đồng đó ruồng rẫy, bỏ mặc, đó là bi kịch đau xót nhất của con người – bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bằng ngòi bút sắc sảo của một nhà văn hiểu đời và hiểu người, Nam Cao đã tái hiện chân thực, đầy xúc động bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên.


Mẫu 4

Viết về người nông dân không hẳn là đề tài mới đối với Nam Cao, thậm chí trước đó ông đã từng khai thác và xây dựng thành công nhiều hình tượng điển hình như: Lão Hạc, Hộ (Đời Thừa), dì Hảo, Lang Rận.. Thế nhưng  Chí phèo lại là một điểm nhấn khác biệt giữa những số phận đang quằn quại trong đau khổ dưới sự bất công của một chế độ mục rữa, thối nát. Nếu họ vẫn giữ được nhân cách và thiên lương trong con người mình thì  Chí Phèo lại hứng chịu hàng loạt tấn bi kịch nghiệt ngã từ bần cùng hóa cho đến lưu manh hóa và cuối cùng là bị cự tuyệt quyền làm người – bi kịch lớn nhất của Chí Phèo.


Mở bài Chí Phèo lí luận văn học


Mẫu 1

“Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình.” (Nguyễn Đăng Mạnh). Người ta vẫn coi Chí Phèo như một hiện tượng lạ của văn học và đời sống, một sáng tạo đặc biệt của Nam Cao mà qua đó, bao lớp hiện thực được lật dở, bao tầng tư tưởng được cày xới. “Chí Phèo” thật sự đã đưa tên tuổi của Trần Hữu Tri chính thức trở thành Nam Cao. Vốn là một nhà văn hiện thực đến sau, bước vào làng văn khi mà mảnh đất về người nông dân đã được lật xới nhiều lần, Nam Cao vẫn cày được những đường cày thật đẹp và nâng tác phẩm của mình trở thành tuyệt tác. Tôi cho rằng “Chí Phèo” là tác phẩm Nam Cao viết hay và sâu sắc nhất về người nông dân bởi tính hiện thực và tư tưởng nhà văn gửi trong đó.


Mẫu 2

Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trong mảnh sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật “có vấn để” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”. Và nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là một nhân vật “có vấn đề” như thế, nhưng chính những lời văn mà tác giả viết về nhân vật này và những bi kịch mà y phải chịu đựng đã thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm mà Nam Cao muốn gửi gắm qua nhân vật này.


Mẫu 3

Viết về Nam Cao, đã có nhận định: “Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đỡn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới”. Quả thực vậy, mỗi tác phẩm của ông đều khiến người đọc cảm nhận thật rõ ràng, thật chân thực về số phận của con người trước Cách mạng tháng 8. Nổi bật lên trong số đó có thể kể tới tác phẩm “Chí Phèo” (hay tên gọi trước đây là "Đôi lứa xứng đôi"). Qua tác phẩm đã phản ánh lên giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả. Tác giả Nam Cao đã thể hiện những suy nghĩ của mình thông qua hình ảnh của nhân vật Chí Phèo.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question