image hoi dap
image hoi dap

Mở bài khổ 4 Tây Tiến

icon-time3/1/2023

Để hiểu thêm về giá trị nội dung của tác phẩm Tây Tiến, sau đây mời các bạn tham khảo một số mẫu mở bài khổ 4 “Tây Tiến”. Hi vọng với những bài mẫu này sẽ giúp các bạn có thêm tư liệu để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất!


Mở bài khổ 4 Tây Tiến – Mẫu số 1

Tây Tiến là một trong những bài thơ hay mang đầy cảm xúc, những vần thơ ấy vang lên như một khúc hành ca về tâm hồn hào hoa dũng mãnh của người lính nơi chiến trường Tây Bắc xa xôi. Đặc biệt là tình cảm gắn bó khăng khít của các chiến sĩ và nhà thơ dành cho mảnh đất Tây Bắc đã được khắc hoạ rõ nét qua bốn câu thơ sau: 

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.


Mở bài khổ 4 Tây Tiến – Mẫu số 2

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi khi viết về đất nước đã từng bộc bạch:

“Ôm đất nước những con người áo vải

Đã đứng lên trở thành những anh hùng”

 Và sự thật đúng là như vậy, đất nước ta  có biết bao anh hùng vô danh, họ đã hi sinh cả tuổi trẻ, dùng máu và nước mắt để chiến đấu anh dũng dành về hai chữ “độc lập” cho dân tộc. Tây Tiến chính là một tác phẩm tiêu biểu về đề tài người lính. Đặc biệt ở khổ thơ cuối bài thơ đã khắc hoạ tấm lòng đáng quý của những người lính ấy.

Mở bài khổ 4 Tây Tiến – Mẫu số 2

Mở bài khổ 4 Tây Tiến – mẫu số 3

“Tây Tiến” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nhất của Quang Dũng. Bài thơ được viết vào năm 1948. Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là nỗi nhớ da diết, thiết tha về những người đồng đội và kỉ niệm nơi mảnh đất Tây Bắc . Qua nỗi nhớ đấy, hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Khổ thơ cuối đã thể hiện tình cảm của tác giả cũng như đoàn binh Tây Bắc về một mảnh đất Việt Bắc thân yêu: 

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.


Mở bài khổ 4 Tây Tiến – mẫu số 4 

Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất của Quang Dũng. Tác phẩm được viết vào khoảng năm 1984, tại làng Phù Lưu Chanh khí ấy, Quang Dũng phải Tây Tiến để công tác tại một đơn vị khác. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn binh Tây Tiến- đơn vị được thành lập vào đầu năm 1947, đa số cán bộ chiến sĩ đều là người Hà Nội. Tác phẩm ca ngợi người lính người lính với vẻ đẹp hào hùng và bi tráng. Đoạn cuối bài thơ Tây Tiến là tình cảm của tác giả cùng những đồng đội đối với mảnh đất Tây Bắc trong những ngày tranh đấu đáng nhớ.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Mở bài khổ 4 Tây Tiến – Mẫu số 4

Mở bài khổ 4 Tây Tiến – mẫu số 5 

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc kháng chiến gian khổ. Đã có biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để đổi lấy tự do, độc lập, hòa bình cho đất nước. Và những người hùng ấy, họ đã bước vào những trang thơ một cách thật nhẹ nhàng. Tiêu biểu như tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng, một tác phẩm ca ngợi nét đẹp hào hùng, bi tráng một thời vàng son. Đặc biệt phải kể đến khổ thơ cuối, chỉ với bốn câu thơ nhưng đây lời thề gắn bó đối không chỉ của Quang Dũng mà còn của cả đoàn quân đối với mảnh đất đất:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

------------------------------

Trên đây là một sỗ các mẫu mở bài được Topbee sưu tầm và biên soạn, hi vọng các bạn sẽ có những góc nhìn mới và cái nhìn tổng thể hơn về tác phẩm. Chúc các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi!   

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question