Mở bài Tây Tiến khổ (đoạn) 3

icon-time31/12/2022

Sau đây là một số gợi ý mở bài bài thơ Tây Tiến đoạn 3 của nhà thơ Quang Dũng giúp tăng sức thuyết phục cho bài văn tạo ấn tượng cho người đọc về sự hiểu biết về bài, các bạn cùng bạn cùng Topbee tham khảo để chọn ra mở bài hay nhất cho bài văn của mình nhé!


1. Mở bài gián tiếp khổ 3 Tây Tiến


Mẫu 1

Chiến tranh đã qua đi nhưng những hoài niệm về tháng năm kháng chiến chống Pháp ấy không thể phai nhạt trong lòng mỗi chúng ta. Đó là khi con người nhận thức rõ được sứ mệnh của mình, khi những chàng trai sẵn sàng gác lại ước mơ, tuổi trẻ để lên đường giành lại độc lập cho Tổ Quốc. Là hình ảnh những người lính cụ Hồ cùng chung xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo khó, nhưng chung một lý tưởng, một tình yêu với đất nước trong bài “đồng chí” của Chính Hữu. Hay đó là tình quân dân thắm thiết giữa người đi kẻ ở trong “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu. Đến với nhà thơ Quang Dũng cùng tác phẩm “Tây Tiến”, ta bắt gặp được hình ảnh người lính đã trở thành bức tượng đài bất hủ trong thơ ca. Hình ảnh về binh đoàn Tây Tiến sẽ sống mãi trong lòng người đọc, bài thơ Tây Tiến sẽ trường tồn mãi với thời gian. Hình tượng người lính hiện lên rõ qua khổ thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


Mẫu 2

“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

Đó là một thời lịch sử vàng son của dân tộc. Là những tháng ngày chiến đấu hào hùng vì Tổ Quốc “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Những nỗi đau, mất mát vẫn in sâu trong tiềm thức của những người ở lại. Hòa Bình được lập lại nhưng những kỷ niệm về chiến tranh, về hình tượng người lính vẫn còn nguyên vẹn ở đó. Hình ảnh người lính trẻ sẵn sàng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc vì một lý tưởng chung. Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã tái hiện lại một cách sinh động hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Họ hiện lên với vẻ đầy kiêu hùng, lãng mạn, hào hoa. Bài thơ Tây Tiến đã để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc khó quên về binh đoàn Tây Tiến qua khổ thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


2. Mở bài trực tiếp khổ 3 Tây Tiến


Mẫu 1

Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài với phong cách thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài mây trắng. Bài thơ “Tây Tiến” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác Quang Dũng. Bài thơ được viết vào cuối năm 1948 khi Quang Dũng chuyển đơn vị. Trong dịp về dự đại hội toàn dân ở làng Phù Lưu Chanh thuộc tỉnh Hà Đông cũ Quang Dũng nhớ đơn vị cũ da diết. Nỗi nhớ ấy đã bật lên thành tiếng thơ qua bài thơ Tây Tiến. Đặc biệt, qua khổ thơ ba hình tượng người lính hiện nên với bao vẻ đẹp:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


Mẫu 2

“Tây Tiến” là bài thơ hay viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua tác phẩm Quang Dũng đã vẽ lên bức tượng này chân thực về hình tượng người lính. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 khi cuộc kháng chiến của dân tộc ta vẫn chưa kết thúc. Bài thơ là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về miền Tây Bắc thân thương, về những người đồng đội của mình. Đặc biệt, trong tác phẩm hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên vô cùng đặc sắc với vẻ kiêu hùng, quyết hy sinh cho tổ quốc:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


3. Mở bài nâng cao khổ 3 Tây Tiến


Mẫu 1

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về”

Là người lính mang trong mình trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc. Những người lính đều chung một lý tưởng: vì độc lập tự do cho đất nước. Họ ra đi không hẹn ngày trở về, tạm gác lại tuổi trẻ, ước mơ, quyết hy sinh không bao giờ chịu khuất phục. Ta đã từng bắt gặp một binh đoàn Tây Tiến được thành lập vào năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền Tây bắc bộ Việt Nam. Các chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Thành, họ phải chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Nhưng không vì thế mà họ lung lay ý chí, họ vẫn chiến đấu rất lạc quan, dũng cảm. Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh Quang Dũng viết bài thơ nhớ Tây Tiến. “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu phong cách sáng tác nghệ thuật của Quang Dũng, tác phẩm được in trong tập “mây đầu ô”. Trong cái nền hùng vĩ dữ dội của núi rừng, cái thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc, nhà thơ Quang Dũng đã thực sự thành công khi dựng lên bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến. Chân dung hội tụ cả ba vẻ đẹp kiêu hùng, lãng mạn và bi tráng. Tất cả về đẹp ấy được Quang Dũng gói trọn trong khổ thứ ba của tác phẩm:  

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


Mẫu 2

“Có một bài ca không bao giờ quên...” Đã có một bài ca như thế. Có những năm tháng không bao giờ phai nhạt trong ký ức của bao thế hệ. Đó là những tháng ngày kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã ghi lại được bao hình ảnh đẹp về người chiến sĩ cụ Hồ. Tác phẩm được Quang Dũng sáng tác vào năm 1948 khi ông rời xa đơn vị Tây Tiến. Tác phẩm được in trong tập “Mây đầu ô”, là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Quang Dũng. Tác giả nhớ lại cuộc sống gian khổ, nhớ về những đêm liên hoan, về âm u hoang vắng của núi rừng và in đậm hình tượng người lính. Tượng đài người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn và bi tráng qua khổ thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


4. Mở bài khổ 3 Tây Tiến bằng lí luận văn học


Mẫu 1

“Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Những mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức cứ nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại”- Trần Lê Văn. Quang Dũng nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, tác phẩm đã dẫn dắt ta vào một miền nhớ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là một nhà thơ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài thơ đã để lại những kỉ niệm khó quên trong lòng người đọc, đưa cuộc kháng chiến chống pháp trường tồn mãi trong với thời gian. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung người lính Tây Tiến với nhiều vẻ đẹp trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất đỗi trữ tình. Tiêu biểu là đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


Mẫu 2

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp đã từng nói “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng.. Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, Tây Tiến cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó”. Thật đúng vậy, bằng ngồi bút tài hoa, bằng tấm lòng hướng về Tổ Quốc, Quang Dũng đã sáng tác ra bài thơ Tây Tiến vào năm cuối năm 1948. Chính nỗi nhớ da diết về đơn vị cũ đã lên thành tiếng thơ như món quà gửi đến mảnh đất Tây Bắc. Bài thơ là bức tượng đài về hình tượng người lính với vẻ đẹp kiêu hùng, lãng mạn. Vẻ đẹp ấy được tái hiện rõ qua đoạn thơ:      

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


5. Công thức mở bài Tây Tiến khổ 3 ngắn gọn


Mẫu 1

Mảnh đất Tây Bắc vừa phong sương hùng vĩ, vừa mang đậm bản sắc dân tộc không biết tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng thi ca bất tận cho các tâm hồn văn nghệ sĩ. Nếu với Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với diện mạo và tâm địa "kẻ thù số một của con người", hay Kiều Duy Khánh nhìn về nơi địa đầu Tổ Quốc ấy như tình yêu làm dịu mát tâm hồn thì với Quang Dũng, Tây Bắc lại chính là điểm đi về trong cõi nhớ, trong những kỷ niệm về thiên nhiên và con người của một thời kháng chiến đầy máu lửa oai hùng. [Giới thiệu về khổ 3 Tây Tiến]


Mẫu 2

Vân Long đã từng nói "Quang Dũng như bóng mây qua đỉnh Việt, là một áng mây bay qua sông núi nước Việt" và dẫu cho binh đoàn Tây Tiến đã dần lùi xa về quá khứ, nhưng "áng mây" Quang Dũng ấy vẫn một lần nữa bay về với mảnh đất kháng chiến năm xưa, thổi hồn vào con sông Mã lịch sử, vào rừng núi dữ dội, vào mái nhà tranh ấm áp nghĩa tình để những kỷ niệm ấy sống lại trong tâm tưởng người đọc. [Giới thiệu về khổ 3 Tây Tiến].


Mẫu 3

Mở bài Tây tiến đoạn 3 hay nhất

Nguyễn Đăng Diệp nhận xét về "Tây Tiến": "Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn, đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng". Thật vậy, đến với Tây Tiến như bắt gặp những nét vẽ rất thơ về tâm hồn lãng mạn, bay mọng của những người chiến sĩ. Không chỉ vậy, bằng tài năng và ngòi bút sắc sảo của mình, Quang Dũng đã chạm khắc những hiện thực vô cùng nghiệt ngã mà những người lính Tây Tiến đã phải đối mặt thông qua khổ thơ thứ ba, qua đó cũng đã bộc lộ rõ sự gắn bó nhưng cùng đầy nỗi ám ảnh của Quang Dũng với đồng đội trong những tháng ngày gian khổ nơi núi rừng Tây Bắc. [Giới thiệu về khổ 3 Tây Tiến]


Mẫu 4

Vũ Thu Hương đã từng khẳng định: "Tây Tiến chính là tượng đìa bất tử về người lính vô danh". Và quả thật, tay bút tài hoa của Quang Dũng như một lần nữa làm sống dậy trong ta hình ảnh người lính đầy hiên ngang bi tráng trong hơi thở khốc liệt đầy gian truân của cuộc kháng chiến trường kỳ năm nào. [Giới thiệu về khổ 3 Tây Tiến]


Mẫu 5

Khi bàn về văn học, stand viết: "Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội". Tố Hữu cũng từng cho rằng " văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học không là gì nếu không vi cuộc đời mà có". Đây cũng chính là chức năng cơ bản của văn học: phản ảnh rõ nét bức chân dung hiện thực của người lính Tây Tiến được thể hiện rõ nét trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. [Giới thiệu về khổ 3 Tây Tiến]

-------------------------------

Vừa rồi là một số mở bài gián tiếp được Topbee chọn lọc. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có được mở bài hay nhất cho mình. Chúc các bạn có một kì thi tốt và đạt kết quả cao trong học tập.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question