image hoi dap
image hoi dap

Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn

icon-time4/1/2023

Hướng dẫn viết Mở bài Việt Bắc ngắn, qua đó giúp bạn đọc hiểu rõ về tình cảm sâu nặng giữa những người đồng bào ở lại và những người cán bộ cách mạng về xuôi


Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn - Mẫu số 1

Việt Bắc là lời thổ lộ tâm tình của người chiến sĩ cách mạng dành cho nhân dân và núi rừng Việt Bắc. Dù đã xa rời nơi chiến khu thân thương nhưng tấm lòng và tâm trí của Tố Hữu vẫn luôn nhớ về kỉ niệm những ngày kháng chiến vất và mà hào hùng của dân tộc ta. 8 câu thơ đầu tình cảm sâu nặng giữa những người đồng bào ở lại và những người cán bộ kháng về xuôi:

“Mình về mình có nhớ ta

 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. 

Mình về mình có nhớ không 

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? 

Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi 

Áo chàm đưa buổi phân ly 

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Mở bài Việt Bắc ngắn gọn - Mẫu số 1

Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn - Mẫu số 2

Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật thơ trữ tình chính trị. Vừa sáng tác vừa hoạt động cách mạng nên thơ ca kháng chiến của ông thể hiện rất nhiều tình cảm sâu đậm dành cho con người và lí tưởng cách mạng. Trong đó bài thơ Việt Bắc là một tác phẩm ấn tượng ca ngợi tình cảm ân nghĩa thủy chung giữa người cán bộ và đồng bào nơi đây.


Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn - Mẫu số 3

Tố Hữu - một nhà thơ luôn đi đầu trong phong trào trong nền thơ ca cách mạng. Đa phần các tác phẩm của Tố Hữu luôn gắn liền với sự kiện lịch sử chính trị nổi bật của dân tộc. Với một giọng thơ tâm tình, giàu tình cảm, được kết hợp tài tình giữa tính trữ tình và chính trị tác phẩm Việt Bắc đã trở thành đỉnh cao của thơ ca kháng chiến trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, chỉ qua 10 câu thơ của khổ thơ thứ nhất, nhà thơ đã thể hiện cho độc giả thấy một tình cảm thương nhớ, gắn bó sâu sấu giữa tác giả đối với quê hương Việt Bắc:

“Mình về mình có nhớ ta

 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. 

Mình về mình có nhớ không 

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? 

Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi 

Áo chàm đưa buổi phân ly 

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”


Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn - Mẫu số 4

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc dành thắng lợi. Trong không khí hân hoan khi hòa bình đã về tới miền Bắc thì , các cán bộ cách mạng phải tạm biệt vùng đất Việt Bắc quay trở về thủ đô Hà Nội. Cuộc chia tay giữa các cán bộ và đồng bào Việt Bắc đã diễn ra đầy luyến tiếc và xúc động. Chỉ với 10 câu thơ đầu, bài thơ đã thể hiện bao tâm tình, sự quyến luyến bịn rịn không nỡ rời nơi in dấu bao kỉ niệm, khó khăn mà người đi- kẻ ở đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua tháng ngày gian truân, vất vả:

“Mình về mình có nhớ ta

 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. 

Mình về mình có nhớ không 

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? 

Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi 

Áo chàm đưa buổi phân ly 

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn - Mẫu số 3

Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn - Mẫu số 5

Việt Bắc là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Toàn bài thơ là nỗi nhớ thương của tác giả nói riêng và những người lính nói chung về chiến khu Việt Bắc- quê hương thứ 2 của biết bao chiến sĩ cách mạng. Nơi đây đã lưu giữ kỉ niệm gian khổ mà hào hùng, đồng thời cũng là nơi in sâu tình cảm gắn bó giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc.

--------------------------------------

Trên đây là một số dạng Mở bài Việt Bắc đoạn 1 ngắn gọn mà Topbee đã sưu tầm và biên soạn. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, chúc các em đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn!

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question