Năm gian nhà cỏ thấp đọc hiểu (trắc nghiệm)
Sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong việc miêu tả mùa thu tạo nên hình ảnh thơ mộc mạc giản dị bộc lộ khung cảnh mùa thu tươi vui đặc trưng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hãy cùng Topbee đến với bài Năm gian nhà cỏ thấp đọc hiểu (trắc nghiệm) nhé
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi đọc hiểu Năm gian nhà cỏ thấp
Câu 1. Thể thơ của bài Uống rượu mùa thu giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:
A. Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão
B. Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương
C. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
D. Sang thu - Hữu Thỉnh
Câu 2. Bài thơ Uống rượu mùa thu mang những đặc điểm của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật trên các phương diện nào?
A. Gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
B. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
C. Các tiếng 2 - 4 - 6 của câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 cùng phối thanh B - T - B; hoặc T - B - T.
D. Cả A, B, C
Câu 3. Điểm giống nhau về đề tài của Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu là:
A. Đều viết về trời thu
B. Đều viết về ao thu
C. Đều viết về cuộc sống an nhàn, ẩn dật của thi nhân
D. Đều viết về thiên nhiên mùa thu và nỗi lòng thi nhân
Câu 4. Nét chung về phương diện nội dung của Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu là:
A. Đều là những bài thơ vịnh cảnh mùa thu
B. Đều vết về những thú nhàn, ẩn dật: câu cá, uống rượu nhưng mục đích không phải để vui thú mà để bộc lộ tâm trạng thời thế
C. Đều chứa đựng tâm sự với nước non, thời thế của một nhà thơ yêu nước
D. Cả A, B, C
Câu 5. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận là:
A. Phép đảo ngữ có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu;
B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.
C. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ "ai" nhấn mạnh màu xanh của bầu trời
D. Biện pháp nghệ thuật nói quá "da trời ai nhuộm", "xanh ngắt" nhấn mạnh màu xanh của bầu trời.
Câu 6. Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của chúng.
Câu 7. Điểm khác biệt về thời gian nghệ thuật trong Uống rượu mùa thu so với Câu cá mùa thu là gì? Nhận xét về không gian nghệ thuật được miêu tả trong bài thơ, không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn khuyến?
Câu 8. Em hiểu nghĩa của từ "vầy" trong câu thơ "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe" như thế nào? Nội dung của câu thơ biểu đạt điều gì?
Câu 9. Trong Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu, nhà thơ định làm việc gì thì việc đó không thành, điều đó được thể hiện như thế nào? Góp phần biểu đạt điều gì trong tâm trạng Nguyễn Khuyến?
Câu 10. Qua bài thơ Uống rượu mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?

Trả lời câu hỏi
Câu 1. B → Thể thơ giống với bài Tự tình 2 vì cùng là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2. D → Cả A, B, C vì các đặc điểm được nêu trong đáp án A, B, C đều là đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 3. D → Vì các đáp án còn lại không phải là đề tài của bài thơ.
Câu 4. D → Cả A, B, C - vì ba đáp án đều là nội dung của cả hai bài thơ thu.
Câu 5. B → Vì 4 câu thơ trên không sử dụng phép đảo ngữ; còn sử dụng câu hỏi tu từ và nói quá thì không tiêu biểu.
Câu 6.
- Những từ láy được sử dụng trong bài thơ: Le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh
- Tác dụng: các từ láy trên vừa khiến cho lời thơ thêm phần mượt mà, uyển chuyển vừa góp phần miêu tả cụ thể, sinh động hơn đặc điểm của các sự vật: độ thấp của gian nhà, ánh sáng của đom đóm, làn khói vương nhẹ trên lưng giậu, ánh trăng phản chiếu xuống làn nước ao...
Câu 7.
- Điểm khác biệt về thời gian nghệ thuật trong Uống rượu mùa thu so với Câu cá mùa thu là: Thời gian nghệ thuật trong Uống rượu mùa thu diễn ra ở nhiều thời điểm: khi chiều về, khi đêm xuống. Còn thời gian nghệ thuật trong Câu cá mùa thu là một thời điểm cụ thể - khi nhà thơ đi câu cá.
- Không gian nghệ thuật được miêu tả trong bài thơ là không gian tĩnh lặng, u buồn. Không gian ấy rất hợp với tâm trạng muốn rời xa cõi tục, tìm đến chốn thanh cao của một nhân cách lớn.
Câu 8.
- Nghĩa của từ "vầy" trong câu thơ "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe" được hiểu là mắt của Nguyễn Khuyến không có tác động từ bên ngoài (vầy - cọ, chà...) nhưng vẫn đỏ lên. Phải chăng Nguyễn Khuyễn đang xúc động âm thầm khóc? Khóc cho thời cuộc, khóc cho sự bất lực của chính mình... Ánh mắt u buồn ấy đã nói lên niềm ưu tư của nhà thơ với cuộc đời, với đất nước.
Câu 9.
- Trong Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu, nhà thơ định làm việc gì thì việc đó không thành: Đi câu cá nhưng không chú tâm vào việc câu cá, một mình chìm đắm vào cái tĩnh lặng của thiên nhiên, quên cả việc câu cá; Nhà thơ uống rượu, tưởng rượu "hay" (ngon) nhưng lại "hay chả mấy" nên uống được vài chén đã say, không thể uống tiếp... Những việc không thành ấy giúp người đọc hiểu rằng, dù ông tìm đến thú nhàn nơi thôn dã nhưng không phải để hưởng thụ mà là để một mình bận rộn suy tư về sự đời, về đất nước về thời cuộc rối rắm.
Câu 10. Hình ảnh vẻ đẹp trong tâm hồn Nguyễn Khuyến:
- Chối từ một chức quan đại thần để trở về sống cuộc đời ẩn dật nơi điền viên thôn dã, Nguyễn Khuyến đã tìm về với làng quê, với quê hương để giữ mình trong sạch. Ông sống hòa mình với thiên nhiên để phần nào quên đi những buồn đau về thời cuộc, về đất nước. Nhưng thân nhàn mà tâm không nhàn, dù uống rượu, ngắm trăng, câu cá thì Nguyễn Khuyến vẫn đau đáu một nỗi lòng âu lo trước vận mệnh đất nước đang chìm đăm trong vòng tròn nô lệ cùng cực, khổ đau. Đôi mắt đỏ hoe đã phản bội sự an nhàn của Nguyễn Khuyến, ông ở phương xa nhưng luôn lo lắng, bận tâm nhiều điều về xã hội, về cuộc sống của những người dân, một tấm lòng thiên lương, cao cả.