image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Nam quốc sơn hà (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time21/6/2023

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Nam quốc sơn hà bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy tác phẩm Nam quốc sơn hà - SGK Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Nam quốc sơn hà


I. Tác giả

- Mặc dù chưa rõ tác giả thực sự là ai nhưng qua một số lời kể lại thì đây có thể là bài thơ do Lí Thường Kiệt sáng tác.

- Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một danh tướng, ông làm quan đời nhà Lý và có công lớn trong việc đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 – 1077. Ông được cho là đã viết ra bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc “Nam quốc sơn hà”.

-  Lý Thường Kiệt là một danh tướng lẫy lừng có công đánh thắng quân Tống xâm lăng.

Nam quốc sơn hà (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh xuất xứ

Qua nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ.

- Phần 2 (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.

3. Thể loại

Thất ngôn tứ tuyệt

4. Giá trị nội dung

Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.

5. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

- Cảm xúc dồn nén trong từng câu chữ

- Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.


B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Nam quốc sơn hà

Câu 1. Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”? 

“Tuyên ngôn độc lập” là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, tự do của một dân tộc. Thường là lời khẳng định đanh thép về chủ quyền đất nước giành được từ tay ngoại bang, vừa lại lời khẳng định về một quốc gia không một thế lực nào có thể xâm phạm.

Câu 2. Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.

Theo em, cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Bởi nó hợp lí hơn với văn phong trang nghiêm, tôn kính. Vua của một nước là người đứng đầu phải có trách nhiệm cai quản, trị vì và vận hành đất nước. Từ “cư” có nghĩa là cứ trú ở đây không chứa đựng được đúng đắn, đầy đủ hàm ý của bài thơ.

Câu 3. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?

Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:

- Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản

- Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời

Câu 4. Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?

- Câu cuối cảnh báo quân xâm lược rằng nếu tiếp tục tiến vào nước ta chính là tự chốc lấy thất bại bởi kẻ đi xâm lược đất nước, con em dân tộc khác thì đang làm trới với đạo trời. Điều đó thì chẳng bao giờ nhận được kết cục tốt đẹp. 

- Sự kết thúc của cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng là dấu chấm hết cho kẻ thù xâm lược, đó là sự thật không thể chối cãi được chứng minh bằng dòng thời gian lịch sử. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc.

Câu 5. Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Câu thơ “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” trong bài Nam quốc sơn hà đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất, bởi đây chính là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc. Đó cũng là lời cảnh báo với kẻ thù xâm lược rằng chúng đang làm trái ý trời, tất yếu sẽ nhận lại kết cục thảm hại. Chiến thắng luôn thuộc về chính nghĩa. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng bao hàm ý nghĩa sâu xa. Lời thơ đanh thép, quyết liệt khiến cho cho cả bài thơ mang tính biểu tượng vô cùng sâu sắc.

Câu 6. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này? 

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là một bài học giáo dục nhận thức đúng đắn của mỗi con người chúng ta về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Cần nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược. Qua đó nâng cao ý thức giữ gìn non sông bờ cõi. Nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy của văn bản Nam quốc sơn hà. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question