Nêu cảm nhận của em về nhân vật Côn trong văn bản Dọc đường xứ nghệ (khoảng 7 câu)
Văn chương giáo dục con người thông qua con đường tình cảm. Hình tượng nhân vật được xây dựng để người viết bày tỏ quan điểm, tâm tư, suy nghĩ từ đó giáo dục con người hướng về những điều tích cực, tốt đẹp. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee tìm hiểu bài viết Nêu cảm nhận của em về nhân vật Côn trong văn bản Dọc đường xứ nghệ (khoảng 7 câu)
Cảm nhận của em về nhân vật Côn trong văn bản Dọc đường xứ nghệ - Mẫu 01
Văn bản “Dọc đường xứ nghệ” đã gây ấn tượng mạnh mẽ với hình tượng nhân vật Côn. Côn là cậu bé thông minh, ham học hỏi. Suốt chặng đường đi của ba cha con nhà Phó bảng, người đọc liên tục thấy một cậu bé liên tục đặt những câu hỏi với mong muốn tìm hiểu về cội nguồn. Bắt nguồn từ sự tò mò, từ đó dấy lên trong Côn sự khao khát, tìm tòi về lịch sử đất nước. Tuy vậy, Côn không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà trong mỗi câu chuyện, cậu hình thành được phản xạ đúng sai. Côn không ngần ngại phê phán những điều sai trái, lệch lạc dù đó là vua hay người thường. Qua nhân vật Côn, chúng ta không khỏi cảm thán về tinh thần ham học hỏi cũng như có lối suy nghĩ chín chắn.

Cảm nhận của em về nhân vật Côn trong văn bản Dọc đường xứ nghệ - Mẫu 02
Mỗi một địa danh mà ba cha con cụ Phó bảng đi qua trong văn bản “Dọc đường xứ nghệ” đều gắn liền với lịch sử, cậu bé Côn xuất hiện khiến người đọc thích thú. Đó là một nhân vật không ngại học hỏi. Được nghe cụ Phó bảng kể chuyện lịch sử càng khiến cậu thích chí, liên tục đặt những câu hỏi để thỏa mãn sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu về cội nguồn. Nhân vật này làm người ta nhớ đến câu nói của Hồ Chủ tịch “Dân ta phải biết Sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hẳn rằng tình yêu của cậu bé Côn dành cho quê hương đất nước rất lớn! Thông qua nhân vật Côn, tác giả đã bày tỏ sự cảm phục với tinh thần hiếu học. Còn đối với độc giả sau khi tìm hiểu văn bản thôi thúc chúng ta học tập và noi theo phẩm chất đáng quý này!