image hoi dap
image hoi dap

Quan điểm khi nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng với tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn

icon-time28/8/2023

Ngô Tất Tố được mệnh danh là cây bút ngôn luận xuất sắc của nền văn học hiện thực, những sáng tác của ông mang đậm phong cách cá nhân, vô cùng sáng tạo và độc đáo. Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một tác phẩm vô cùng tiêu biểu và nổi bật, bàn về tác phẩm Tắt đèn, Nguyễn Tuân đã từng cảm thán trước sự tài ba của Ngô Tất Tố. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết nêu quan điểm của em khi nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn"


Nêu quan điểm của em khi nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn” – mẫu 1

Viết về đề tài người nông dân trong xã hội xưa, bao nhà văn đã viết nên những thân phận chua xót đến đáng thương, tội nghiệp. Viết về đề tài ấy, ta không thể quên tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

Tác giả Ngô Tất Tố sinh năm 1983 ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông sinh ra trong một gia đình bình thường, có truyền thống làm nông nhưng lại mang trong mình những tư tưởng tiến bộ và tấm lòng nhân hậu. Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm vô cùng tiêu biểu, bàn về tác phẩm Tắt đèn, Nguyễn Tuân đã từng nhận xét rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn”. Ý kiến này là hoàn toàn chính xác và hợp lí, trong tình huống éo le dồn ép đến tận cùng, đó chính là tình huống tức nước vỡ bờ.

Thân phận người nông dân trong xã hội xưa vô cùng đáng thương và tội nghiệp, những người nông dân nghèo khổ phải chịu sự bóc lột, dày vò đến cùng cực của bọn thực dân phong kiến. Vô vàn những khó khăn đè nén lên thân phận ấy, nào là cái đói, cái nghèo, sưu thuế, phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời để lao động đến kiệt sức, phục vụ cho nhu cầu của bọn phong kiến. Cuộc đời của họ tưởng chừng như một ngõ cụt lẩn quẩn mãi không tìm thấy ánh sáng, họ sẽ chìm sâu vào những khó khăn và không có gì thay đổi cuộc đời họ, tuy nhiên tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố đã mang đến một hơi thở mới, một tia hi vọng cho thân phận người nông dân nghèo khổ.

Nhận định của nhà văn Nguyễn Tuân là vô cùng chuẩn xác, ông đã nêu ra một quy luật rõ ràng rằng: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Trước hết, ta hiểu nổi loạn ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, đó có thể là sự vùng lên phản kháng, là sự đứng lên đấu tranh trước những bất công vô lí khi những người nông dân đã bị dồn vào bước đường cùng. Các tác phẩm văn học hiện thực của Việt Nam ta trong giai đoạn này cũng viết rất nhiều về chủ đề này, ta nhớ đến Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, hay là Lão Hạc và Chí Phèo của nhà văn nổi tiếng Nam Cao.

nêu quan điểm của em khi nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn” - ảnh 1

Trong nhận định của mình dành cho Tắt đèn, Nguyễn Tuân đã dùng động từ “xui”, xui ở đây có thể hiểu là những tình huống éo le, những hoàn cảnh khó khăn, những sự bóc lột vô lí tạo tiền đề đạt đến mức giới hạn cùng cực của người nông dân, để rồi từ đó họ phải đứng lên và phản kháng, giành sự tự do, công bằng về cho chính bản thân mình.

“Tình huống truyện như một thứ nước rửa ảnh, làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn, là khoảnh khắc chứa đựng một đời người”, chính sự xây dựng tình huống truyện éo le, độc đáo của Ngô Tất Tố đã “xui” người nông dân đứng lên “nổi loạn”. Nhân vật chính trong tác phẩm không ai khác chính là chị Dậu.

Khi cả làng mất mùa, đói kém triền miên, một mình chị nuôi bốn miệng ăn còn không đù ấy vậy mà bọn tay sai thực dân phong kiến bắt ép chị phải đóng thuế cho chồng. Rơi vào cảnh cùng cực, chị phải bán đàn chó nhưng vẫn không gom đủ tiền, cái nghèo cái đói cứ đeo bám lấy đôi vai gầy của người phụ nữ tội nghiệp. Rơi vào bước đường cùng, chị quyết định bán đứa con gái của mình, chị đau khổ và buồn bã khóc lóc van xin nhưng bọn cường quyền vẫn vô cảm, chúng bắt ép nộp những sưu thuế vô lí, hành hạ những người nông dân vô tội. 

Người ta hay nói “Con giun xéo mãi cũng quằn”, khi chồng chị Dậu đang đau ốm, bọn lính canh vẫn kiên quyết không buông tha, chúng ập vào nhà và đòi bắt anh Dậu đi, từ lúc ban đầu còn xưng hô cung kính, chị đã không chịu được cảnh áp bức vô lí này nữa, chị đổi cách xưng hô ngay lập tức “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Đó là một sự phản kháng mãnh liệt, chị không còn là người phụ nữ chân yếu tay mềm, bây giờ đây chị còn đại diện cho những người nông dân đứng lên đấu tranh vì lợi ích của chính mình và mọi người.

Nhận định của Nguyễn Tuân là hoàn toàn chính xác và hợp lí, qua đó khẳng định một chân lí luôn luôn đúng rằng “Tức nước vỡ bờ”, tác phẩm Tắt đèn đã mang một hơi thở mới, tiếp thêm một nguồn năng lượng mạnh mẽ đưa người nông dân thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ.


Nêu quan điểm của em khi nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn” – mẫu 2

Ngô Tất Tố là một nhà văn tài ba, chuyên viết về đề tài người nông dân trong xã hội xưa. Tắt đèn là một tác phẩm tiêu biểu đã vạch trần bộ mặt gian ác của bọn thực dân phong kiến, đồng thời cũng khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, sẵn sàng vùng lên đấu tranh thoát khỏi xiềng xích nô lệ của người nông dân. Bàn về tác phẩm ấy, Nguyễn Tuân đã từng nhận xét rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn”.

nêu quan điểm của em khi nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn” - ảnh 2

Nhận định trên của nhà văn Nguyễn Tuân là hoàn toàn chính xác. Trước hết ta hiểu rằng từ “xui” ở đây chính là việc tạo ra những tình huống bất ngờ, khó khăn để khơi dậy những cảm xúc, sự mạnh mẽ tiềm tàng trong trái tim của người nông dân. Khi họ rơi vào bước đường cùng, họ sẽ tự ý thức được rằng cách tốt nhất để có thể thoát khỏi sự cực khổ, áp bức đủ đường chính là “nổi loạn”, nổi loạn chính là sự vùng lên đấu tranh khi bị bóc lột, đó là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói “Tức nước vỡ bờ”.

Nhân vật tiêu biểu nhất trong toàn bộ câu truyện chính là chị Dậu, một người phụ nữ hiền dịu, hết lòng yêu thương chồng con. Gia đình của chị đã rơi vào tình cảnh nghèo đói, nguy cấp tận cùng. Mùa màng hư hại, đói kém triền miên ấy vậy mà bọn tay sai thực dân phong kiến vẫn ép người dân đóng thuế, chị Dậu đã phải bán đi một đứa con gái, một ổ chó và hai gánh khoai để nộp sưu cho đứa em chồng, giờ đây chúng đến đe doạ để bắt chị phải nộp sưu cho chồng. Khi anh Dậu bị bệnh, chúng trói anh lại mà đánh đến khi anh ngất đi. Qua đó, ta có thể cảm nhận được tình cảnh đau khổ, cùng cực của người nông dân khi mang trên vai quá nhiều gánh nặng.

Vì sự an toàn của chồng mình, chị Dậu đã nhẫn nhục van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng, chị xưng con với bọn chúng để thể hiện sự cung kính. Nhưng rồi sau đấy chị cứng rắn hơn “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” và cuối cùng chị quát bọn chúng mà nói rằng “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Lúc này đây, chị Dậu đã vùng lên phản kháng mãnh liệt, khi bọn lính sấn tới đánh chị và đòi bắt anh Dậu đi, chị đã vùng lên đấu tranh và đánh ngã bọn này. Chị Dậu không chỉ là một người phụ nữ giàu tình yêu thương mà còn vô cùng mạnh mẽ, đó chính là những đức tính đặc biệt của người nông dân Việt Nam.

Có thể khẳng định nhận định trên của Nguyễn Tuân về tác phẩm Tắt đèn là hoàn toàn chính xác, qua tác phẩm Ngô Tất Tố đã nhấn mạnh một chân lí rằng ở đâu có áp bức, ở đó sẽ có đấu tranh. Tắt đèn xứng đáng là một tác phẩm hay nhất khi viết về đề tài người nông dân.

----------------------------------

Trên đây là bài viết nêu quan điểm của em khi nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người dân nổi loạn”. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question