Nghị luận 200 chữ Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng

icon-time26/8/2023

Sống là quyền của con người và lựa chọn cách sống như thế nào là quyền của chính chúng ta. Có người luôn cố vùng vẫy thoát ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm những hoài bão lớn, có người lại ẩn mình sau lớp gai sần sùi hệt chú nhím nhằm mong muốn được an toàn. Nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn con đường nào? Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết do Topbee biên soạn Nghị luận 200 chữ: Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng


Cách thức làm dạng đề Nghị luận 200 chữ

Về hình thức:

- Phương thức: Nghị luận

- Đảm bảo đúng yêu cầu của đề bài: 200 chữ

- Hình thức viết: đoạn văn hoặc bài văn ngắn. Tuy nhiên, với dạng đề Nghị luận 200 chữ, thông thường sẽ viết dưới dạng đoạn văn.

Về nội dung:

- Xác định đúng trọng tâm câu hỏi; từ đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.

- Bàn luận vấn đề: giải thích, chứng minh, bình luận, dẫn chứng (nếu có), so sánh (nếu có).

Nghị luận 200 chữ Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng

Nội dung câu nói Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng

Câu nói “Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng” được hiểu như sau: Học là một quá trình dài, song song với việc học lí thuyết, bản thân mỗi người cần ứng dụng kiến thức đã được tiếp nhận vào thực tế. Một cái bằng không thể nói lên được toàn bộ giá trị bản thân. Hãy biến cái bằng đó thành công cụ nâng cấp bản thân, đừng để cái bằng tồn tại dưới danh nghĩa đơn thuần chỉ là tấm bằng bằng giấy tờ đúng nghĩa.


Nghị luận 200 chữ: Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng

Mẫu 01:

Thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp học sinh, sinh viên ra đường với tấm bằng trên tay vẫn không thể tìm kiếm được việc làm? Đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, chẳng hạn như vấn đề môi trường sống, kinh nghiệm làm việc… Tuy nhiên, có một sự thật mà chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, không ít trường hợp giá trị của tấm bằng chỉ tồn tại đúng nghĩa là tấm bằng bằng giấy tờ. Điều này làm tôi nghĩ đến câu nói “Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng”. Quả vậy, Bác Hồ từng có câu “Học đi đôi với hành”. Lí luận là kiến thức nền tảng để khi bắt tay vào thực tế, nó sẽ được áp dụng một cách nhanh chóng. Ấy mà, nhiều cá nhân chỉ chú tâm vào việc học một cách bị động, nghĩa là người ta chỉ biết mỗi việc học, học và học; không để tâm và xem xét làm thế nào để áp dụng vào đời sống thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hiện tượng thất nghiệp, không có việc làm ra đời. Hơn thế nữa, giá trị bản thân không phụ thuộc vào tấm bằng. Giá trị bản thân còn được xác định qua hành động của bản thân. Đừng biến mình thành chú gà công nghiệp, hãy biến mình thành chú tắc kè hoa có thể ứng biến mọi sự trong đời sống, linh hoạt giữa việc học và thực hành.

Nghị luận 200 chữ Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng

Mẫu 02:

Câu nói “Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng” là một trong những câu nói khiến tôi phải trở mình suy nghĩ. Chúng ta học, tất là một chuyện tốt đẹp. Có được bằng cấp, tất là chuyện đáng khen. Nhưng tại sao, câu nói ấy xuất hiện lại khiến tôi phải trở mình suy nghĩ? Hóa ra, hàm ý của tác giả muốn khuyên chúng ta rằng, lí thuyết cần được song song với thực tế. Hãy hòa quyện nó một cách linh hoạt, đừng tách rời giữa việc học riêng và việc áp dụng thực tế riêng. Bởi kiến thức sẽ là đòn bẩy giúp con người áp dụng vào thực tế một cách nhanh chóng. Nếu chúng ta chỉ học và giữ khư khư nó trong bộ não, chỉ trong một thời gian ngắn, nó sẽ biến mất và khi gặp một tình huống phát sinh thực tế, chúng ta lại mất thời gian cho việc định hình. Rõ ràng, việc này ảnh hưởng lớn đến bản thân khi cuộc sống này buộc chúng ta phải chạy và chạy để theo kịp tiến độ của xã hội. Từ đây, không chỉ tôi mà tất cả mọi người hãy áp dụng linh hoạt giữa việc học và thực hành để phát triển bản thân, nâng cao giá trị chính mình đồng thời đóng góp một phần công sức nhỏ bé xây dựng nên xã hội tốt đẹp, ý nghĩa.


Tục ngữ, ca dao, thành ngữ, câu nói liên quan

Học đi đôi với hành.

Hồ Chí Minh: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lí luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lí luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lí luận với thực hành, học tập kết hợp với lao động.”

Leonardo da Vinci: “Người thực hành mà không có lí thuyết giống như người thủy thủ lên tàu mà không có bánh lái và la bàn và không biết mình rồi sẽ dạt tới đâu.”

Piotr Kapitsa: “Lí thuyết là tốt nhưng một cuộc thực nghiệm tốt sẽ tồn tại mãi mãi.”

Hermann Hesse: “Lí thuyết là kiến thức không hoạt động, Thực hành là khi mọi thứ đều hoạt động và bạn không biết vì sao.”

Publilus Syrus: “Thực hành là người thầy tốt nhất.”

Dale Carnegie: “Tri thức chưa có sức mạnh chừng nào còn chưa được áp dụng.”

Dale Carnegie: “Chỉ tri thức được áp dụng mới giữ lại được trong tâm trí.”

Plato: “Người học, học mãi và không thực hành cũng giống như người cày, cày mãi mà chẳng gieo trồng.”

----------------------------------

Trên đây là bài viết Nghị luận 200 chữ: Còn nếu chỉ học và học, mọi thứ đều có người làm sẵn cho, thì cuối cùng cũng chỉ có một cái bằng do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập tốt!

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question