image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận để bày tỏ quan điểm ý kiến cho rằng bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong

icon-time12/5/2023

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta sẽ mắc phải những lỗi lầm không đáng có. Khi ấy, là lúc lời xin lỗi có cơ hội được phát huy. Cùng Topbee Nghị luận để bày tỏ quan điểm ý kiến cho rằng bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong để bình luận về tính đúng sai của vấn đề trên! 


Dàn ý Nghị luận để bày tỏ quan điểm ý kiến cho rằng bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong

1. Mở bài: 

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: nghị luận về lời xin lỗi khi vô tình trêu đùa nhau quá trớn.

- Bày tỏ quan điểm cá nhân: không đồng tình 

2. Thân bài 

- Nêu khái niệm xin lỗi là gì?.

- Giá trị và ý nghĩa của lời xin lỗi như nào?.

- Lên án, phê phán những cá nhân chưa nhận thức vai trò của xin lỗi, kiểu xin lỗi cho có cho vui, không để tâm tới cảm nhận của người khác. 

- Mở rộng vấn đề và nêu bài học cá nhân về một lời xin lỗi chân thành. 

3. Kết bài 

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa cùng giá trị của lời xin lỗi.

- Bày tỏ quan điểm và suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống và bài học cá nhân. 


Nghị luận để bày tỏ quan điểm ý kiến cho rằng bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong 

     Trong tổng thể mối quan hệ đối nhân xử thế giữa người với người, cảm ơn và xin lỗi đã trở thành những lời nói tất yếu. Có nhận định đã cho rằng: “ bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong “. Tôi nghĩ đây là một quan điểm chưa hoàn chỉnh, bởi không phải lúc nào một lời xin lỗi cũng có thể giải quyết được mọi vấn đề. 

     Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được “ thế nào là một lời xin lỗi” ? Đó là hành động biết nhận thức về cái sai của bản thân, mang ý nghĩa đồng cảm và chia sẻ tới những người bị ta làm tổn thương, dù cố tình hay vô tình gây ra đi chăng nữa. Lời xin lỗi được nói ra, khi ta làm ra những điều sai lầm, hoặc nhận thức được bản thân đang làm tổn thương người khác. 

Nghị luận để bày tỏ quan điểm ý kiến cho rằng bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong

     Lời xin lỗi được sử dụng, khi bản thân ta đã làm điều sai trái khi nhỡ trêu đùa bạn bè quá trớn mà vô ý không nhận ra. Khi ấy, ta sẽ ăn năn hối hận, và muốn bù đắp cho bạn bằng hành động thiết thực, mà biểu hiện đầu tiên là một lời xin lỗi. Lời xin lỗi có giá trị, chỉ khi nó được xuất phát từ chân thành nơi đáy lòng cùng hành động cụ thể, chứ không phải sáo rỗng và hoa mỹ. 

     Ấy thế nhưng, khi “ bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong “ - lời xin lỗi trong trường hợp này không phải lúc nào cũng đủ. Bởi một hành động trêu đùa quá trớn, đôi lúc sẽ tạo ra tổn thương tâm lý cho con trẻ, khiến chúng bị ám ảnh suốt một thời gian dài. Nên lời xin lỗi chân thành đối với trường hợp này là chưa đủ, mà còn cần hành động hối lỗi thiết thực như cư xử thật tốt, giúp đỡ bạn bài tập khó để bù đắp,... mới dần khiến họ giảm bớt sự tổn thương. 

     Lời xin lỗi chân thành luôn có sức mạnh to lớn, xoa dịu trái tim tổn thương của mọi người. Việc biết xin lỗi bằng hành động thiết thực, giúp bạn bè thấy được bạn thực sự biết cư xử có văn hóa, và trêu đùa nhau chỉ là một hành động phát sinh bất ngờ, và cũng cho thấy được bạn trân trọng và muốn duy trì mối quan hệ bạn bè hiện tại. 

     Thế nhưng, không phải lúc nào người ta cũng học được cách xin lỗi. Có xu hướng cho thấy hiện nay người ta thường “ xin lỗi cho có, cho xong “ và tưởng điều đó đã giải quyết được hết vấn đề. Luôn tìm cách ngụy biện cho những lời trêu quá đà, đi kèm cái tôi cao ngất và vờ đi mọi hành động sai trái đã gây ra. 

Nghị luận để bày tỏ quan điểm ý kiến cho rằng bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong

     Một lời xin lỗi nói mãi cũng nhàm, cũng sẽ sáo rỗng nếu như nó không thực sự xuất phát từ cái tâm. Trêu nhau cho vui xong xin lỗi là xong thì chưa đủ, còn cần hành động để chứng minh và đừng bao giờ phạm phải một lần nữa. Bạn sẽ không bao giờ biết, lời nói của bản thân lại vô tình khiến người khác tổn thương như thế nào. 

     Bên cạnh đó, ta cũng cần tiết chế để lời xin lỗi giữ nguyên được giá trị vốn có. Đó là việc xin lỗi vô tội vạ, khiến chúng trở nên nhàm chán và mất đi giá trị. Lời nói phải đi kèm với hành động, và biết tha thứ thay vì cố chấp nhặt những tổn thương người khác gây ra cho mình, cũng sẽ chỉ chỉ khiến mình cứ mãi đau khổ. 

     Như vậy, bạn bè đùa nhau trêu nhau cho vui, nếu có quá thì xin lỗi là chưa xong. Mà chúng còn cần sự chân thành từ đáy lòng, và những hành động cụ thể để bù đắp. Không phải lúc nào lời xin lỗi cũng giải quyết được vấn đề, nhưng chân thành xin lỗi và có hành động hối lỗi cụ thể thì chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề. Đồng thời, cũng cần phải biết tiết chế trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bạn bè trêu nhau cho vui, nhưng không phải là trêu đùa quá trớn, gây tổn thương tới người khác, bởi: “ Lời nói chẳng mất tiền mua - lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 

--------------------------------------------

Bài viết trên đây của Topbee đã Nghị luận để bày tỏ quan điểm ý kiến cho rằng bạn bè đùa nhau, trêu nhau cho vui nếu có quá thì xin lỗi là xong, qua đó thể hiện sự không đồng tình trước cách giải quyết này bằng những quan điểm cụ thể. Chúc các bạn học tập tốt!

Nguyễn Mai Vân
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question