image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư

icon-time9/11/2023

Thửa xưa, Việt Nam ta đã có truyền thống tết đến đều sửa sang trang trí lại nhà cửa, mua sắm quần áo mới. Là một người gắn cuốn sách của mình với đời, Nguyễn Ngọc Tư đã viết câu chuyện “Áo tết” gần gũi với cuộc sống hằng ngày của mọi người dân qua tình huống của hai cô bé nhân vật chính. Cùng Topbee khám phá tài năng của ngồi bút giản dị, mộc mạc qua Nghị luận phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư nhé!


Dàn ý nghị luận phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư 

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện Áo Tết

b.Thân bài:

- Tóm tắt lại nội dung câu chuyện: Về cuộc đối thoại, hành động của hai cô bé Bé Em và Bích

 + Bé Em có được chiếc váy mới mặc trong ngày tết, thấy nó đẹp liền đem khoe cho bạn thân mình là Bích 

 + Nhà Bích thì nghèo hơn so với Bé Em, còn đông người nên ngày tết chỉ nhận được một chiếc Áo mới 

 + Khiến Bé Em không muốn khoe đồ của mình sợ bạn buồn và tủi thân

 + Đến mùng hai tết sang chúc tết cô giáo thì Bé Em mặc chiếc áo giống Bích và nhận được lời khen của cô giáo  

- > Bé Em là một người có lòng trắc ẩn, biết thương yêu và không chê bai về hoàn cảnh sống của bạn, sẵn sàng không mặc chiếc váy xinh xắn mà mẹ đã sắm cho để cho thật đồng điệu với người bạn thân

- > Bích là  cô bé giỏi giang, hiếu thảo, biết nhường nhịn và thương yêu bạn mình, dù cho bạn có mặc đồ xinh xắn hơn mình thì cũng vẫn quý mến bạn, không có tính cách ghen tị, tị nạnh về hoàn cảnh khác biệt của cả hai

- Đánh giá nội dung nghệ thuật:

 + Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba: đa dạng góc nhìn, thấy được cảm xúc, suy nghĩ tâm tư của hai cô bé

 + Lời văn giản dị, mộc mạc gần gũi

 + Tình huống truyện quen thuộc với người đọc để giúp người đọc hiểu được thông điệp, ẩn ý của tác giả

c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung, giá trị câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm.

Nghị luận phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư

Nghị luận phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư 

Nhà văn với phong cách dung dị, gần gũi Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến cho văn chương nước nhà một làn gió mới, không phải khung cảnh hào hoa tráng lệ hay hiện thực u ám tàn khốc, các sáng tác của nhà văn mang tới hình ảnh quen thuộc chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả trong cuộc sống hàng ngày. Truyện ngắn Áo Tết cũng là một trong những đứa con tinh thần của nhà văn, kể về cuộc trò chuyện ngắn ngủi của hai nhân vật bé Em và Bích, đưa người đọc vào trong những suy nghĩ sâu lắng, nhận thức tình bạn sâu đậm trân chính. 

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh vui vẻ, náo nhiệt trước ngày lễ tết, khi mà mọi gia đình dù có hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khó đều cố hết sức sắm đồ cho năm mới, những đứa trẻ tết đến cũng hào hứng vì được mua quần áo mới. Bé Em như bao bạn trẻ đồng trang lứa được mẹ mua cho những bộ đồ xinh xắn mặc từ mùng một đến mùng năm tết bởi vốn dĩ nhà em khá giá hơn nhà các bạn, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến, Bé em rất thích chiếc váy đó nên ngay lập tức muốn đem khoe cho người bạn thân tên Bích của mình. 

Gia cảnh của Bích trái ngược với Bé Em, sinh ra trong một gia đình bình thường lại đông anh em nên sinh hoạt có đôi phần khó khăn, hồi nhỏ Bích chỉ toàn mặc lại đồ của anh trai, áo nó thì chuyền cho mấy đứa em đến đứa út thì đã cũ mèm, mỏng tanh. Đến khi Bé Em hỏi về đồ tết lần này thì Bích chỉ đáp rằng được một bộ còn lại nhường cho hai em nhỏ của mình, câu trả lời khiến Bé Em có chút hụt hẫng không muốn khoe ra bộ đồ mình được nhận và xót cho hoàn cảnh của bạn. Đến mùng hai sang nhà cô giáo chúc tết, Bé Em liền thay đổi chiếc váy mới nổi bật của mình, mặc một chiếc áo in hình mèo bự giống với áo của Bích – áo trắng bâu sen, cô giáo thấy vậy liền khen hai bạn lớn nhanh, xinh xắn hơn. 

Bé Em thầm tự hào với quyết định thay đổi của bản thân, em nhận ra rằng nếu mà mình mặc nổi trội hơn Bích thì sẽ khiến bạn bị dìm và tủi thân, mối quan hệ của cả hai cũng sẽ trở nên khó xử hơn, là bạn thân thì nên quan tâm, chia sẻ niềm vui với nhau. Còn đối với Bích, em không hiểu được những suy nghĩ trưởng thành của Bé Em nhưng vẫn cảm nhận được lòng tốt của bạn thân dành cho mình và em không quan tâm đến chuyện Bé Em sẽ mặc như thế nào, rực rỡ hơn mình bao nhiêu vì em vẫn sẽ mãi luôn yêu quý Bé Em.

Câu chuyện “Áo Tết” khép lại đã để lại bài học nhân văn sâu sắc đối với những độc giả quý mến truyện về tình yêu thương, đồng cảm, quan tâm và biết sẻ chia của những đứa trẻ nhỏ qua hình tượng đôi bạn thân Bé Em và Bích. Tuy tuổi còn nhỏ, suy nghĩ hẵng còn non nớt, có đồ mới sẽ luôn nghĩ tới việc đem khoe với bạn thân nhưng Bé Em lại là một cô bé khéo léo, tinh tế, cư xử và hành động một cách văn minh. 

Là một bạn nhỏ sinh ra trong gia đình khá giá nhưng em lại không có những suy nghĩ phân biệt giàu nghèo mà còn có cho mình nhân cách thuần khiết, nhân hậu, động lòng trắc ẩn, điều đó được lí giải qua việc người bạn thân nhất của em có hoàn cảnh nghèo khó, bần cùng nhà lại đông đúc nên cuộc sống hẵng còn túng quẫn nhưng em vẫn luôn chơi với bạn thay vì có hành vi tiêu cực, ruồng bỏ, chê bai. Khi em có ý định khoe chiếc váy hết sức dễ thương của mình cho ngày tết với bạn Bích, nhận ra rõ khoảng cách khác biệt của cả hai liền lập tức ngạt bỏ ý định khoe khoang đó và đến ngày thì lại mặc một chiếc áo giản dị tương tự người bạn của mình, điều đó làm hai đứa trẻ gần gũi, thấu hiểu nhau hơn. Nhân vật Bích cũng không thể thiếu đối với nội dung câu chuyện, em đóng vai một người con hiếu thảo, một người chị yêu thương biết nhường nhịn các em và là một người bạn thân rộng lượng, tốt bụng, em trở thành một tấm gương sáng để mọi người nhìn vào, loại bỏ đi đức tính xấu về sự ích kỉ, suy nghĩ nông cạn, hẹp hòi. 

Với ngôi kể chuyện thứ ba, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sử dụng ngòi bút tài hoa của bản thân phác họa nên bức tranh theo chiều sâu không gian, thời gian đồng thời dễ dàng hòa nhập được với dòng cảm xúc, tâm tư nhỏ bé của hai đứa trẻ. Đối với một số tác phẩm, thường đem lại dấu ấn cho người đọc bởi những tình tiết gay cấn, ly kì nhưng với nhà văn đề bạt sự bình dị và gần gũi cuộc sống con người. Với ý đồ nghệ thuật xây dựng nên một tình huống rất đỗi quen thuộc trong đời sống hằng ngày và sự khám phá, phân tích tâm lý, cảm xúc  về mối quan hệ giữa bạn bè thì tác phẩm “Áo Tết “ chảy trôi như những dòng sông êm dịu, bình yên song lại chứa đựng những chiếc thuyền thông điệp gửi đến bạn đọc thông qua từng hành động, lời nói để từ đó mà chúng ta tìm ra được cách hành xử sao cho đúng mực nhất, giữ gìn được tình bạn vĩnh cửu bền chặt.

Truyện ngắn “Áo Tết” đem lại hi vọng về một tương lai tươi sáng, một xã hội văn minh, mở ra cánh cổng nhận thức giúp người đọc cũng như người nghe ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question