image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích Một cơn giận

icon-time9/1/2024

Nghệ thuật kể chuyện trong văn học là khả năng tạo ra những câu chuyện hấp dẫn và sáng tạo, khơi gợi cảm xúc và tưởng tượng của độc giả. Cùng Topbee tham khảo bài nghị luận phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích Một cơn giận để hiểu rõ hơn nhé!


Dàn ý Nghị luận phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích Một cơn giận

I. Mở bài 

Nêu được vấn đề cần nghị luận: Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích Một cơn giận

II. Thân bài

Triển khai được vấn đề: Phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích

- Mô tả, đánh giá cách tác giả xây dựng truyện kể: Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc nhân vật Thanh tìm đến nhà của người phu xe Dư và nhận ra hậu quả nghiêm trọng của cơn giận vô cớ vài ngày trước -> dụng ý nghệ thuật của nhà văn, chỉ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật. 

- Đặc điểm của người kể truyện: 

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất, vừa kể lại câu chuyện, vừa trực tiếp tham gia vào các sự kiện thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác -> thúc đẩy cốt truyện phát triển, khắc họa diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật tôi; đồng thời thay tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về hậu quả của việc mất kiểm soát bản thân khi giận dữ, tạo nên những bài học sâu sắc. 

Nghị luận phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích Một cơn giận (ảnh 1)

+ Điểm nhìn: Sử dụng điểm nhìn linh hoạt, có sự kết hợp của nhiều loại điểm nhìn: bên ngoài, bên trong, không gian, thời gian…, phù hợp với nội dung trần thuật, cuối truyện chủ yếu sử dụng điểm nhìn bên trong bộc lộ nội tâm nhân vật -> tăng tính khách quan, lôi cuốn cho câu chuyện; góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của toàn tác phẩm: lên án, phê phán các hành động gây tổn thương tới người khác, quan tâm đến những số phận nghèo khổ, cơ cực. 

- Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời kể trong việc xây dựng nhân vật: Tái hiện tâm trạng xấu hổ, đau đớn và nỗi ân hận của nhân vật Thanh sau hành động đối với người phu xe. 

- Giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa chiêm nghiệm, thấm thía, vừa trăn trở, suy tư.

III. Kết bài 

Khái quát được vấn đề.


Nghị luận phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích Một cơn giận

     “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”- Thạch Lam. Nhà văn Thạch Lam thường đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, hướng tới cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp của cuộc sống. Văn ông là sự kết hợp hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực vừa lãng mạn, tự sự và trữ tình. Truyện ngắn “một cơn giận” của Thạch Lam là tác phẩm văn học tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Qua cách tạo nên những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện đã phản ánh chân thực cuộc sống của người những người dân thành phố trong thời kỳ đầu những 1950.

      Truyện ngắn “một cơn giận” của Thạch Lam được xây dựng bằng nghệ thuật kể chuyện hết sức đặc sắc, tinh tế mô tả chân thực cuộc sống của nhân vật trong truyện. Tác phẩm có tính triết lý cao nhờ đó giúp người đọc suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của sự thay đổi. Câu chuyện được tác giả dựng lên để nói về một tình huống đời thường, với cốt truyện đơn giản xoay quanh việc nhân vật Thanh tìm đến nhà của người phu xe Dư và nhận ra những hậu quả nghiêm trọng của cơn giận vô cớ. Chính cái cơn giận ấy đã trở thành kỷ niệm buồn theo đuổi anh mãi đến tận bây giờ. Cả tác phẩm chỉ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng Thanh, anh đã bị cuốn vào cơn giận mà không suy nghĩ trước hậu quả từ hành động của mình. Qua đây, là lời nhắn gửi đến ta rằng phải biết kiểm soát cảm xúc của mình và suy nghĩ trước khi hành động. Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất vừa kể lại câu chuyện vừa trực tiếp tham gia vào mối quan hệ giữa các nhân vật. Qua đó giúp cho câu chuyện được khắc họa một cách chân thực, giúp nhà văn dễ dàng miêu tả diễn biến tâm trạng qua nhân vật “tôi”. Đồng thời cũng là lời nhân vật tự đánh giá đến hậu quả của việc mất kiểm soát của bản thân. Tạo lên những bài học vô cùng quý giá trong cuộc sống.

Nghị luận phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích Một cơn giận (ảnh 2)

      Thạch Lam đã tái hiện lại câu chuyện với điểm nhìn linh hoạt, từ bên ngoài vào trong, theo không gian và thời gian, chảy dài theo mạch cảm xúc của nhân vật giúp cho thế giới nội tâm của nhân vật được bộc lộ một cách khách quan. Từ đó Thạch Lam lên án những hành động không suy nghĩ trước, làm tổn thương đến người khác đặc biệt là số phận của những người dân nghèo cơ cực sống nơi thành thị. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng nhưng thấm thía sự trăn trở suy tư, day rứt hối hận vì hành động của mình đã vô tình làm tổn thương những người dân nghèo. Chính vì cơn giận vô cớ của Thanh mà cuộc sống của người lái xe rơi vào bế tắc, phải nộp phạt nên anh đã phải bỏ trốn. Đứa con nhỏ bị bệnh nhưng không có tiền mua thuốc, Thanh chứng kiến cảnh nó chết. Đó là những gì đã trải qua của nhân vật Thanh Khiến cho anh vẫn còn nhớ mãi về nó như một lỗi lầm mà không bao giờ quên được.

      “Một cơn giận” là một truyện ngắn để lại cho ta bài học vô cùng quý giá về cuộc sống. Chỉ vì một phút nóng giận đã khiến cho anh phu xe tan nhà nát cửa, nhưng khi hồi tỉnh nhân vật Thanh đã biết hối lỗi mà đến nhà nạn nhân để chuộc lại lỗi lầm của mình qua đó cũng phần nào ca ngợi bản tính lương thiện của con người.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question