image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích và đánh giá nét đặc sắc về nhân vật người chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh của Nguyễn Minh Châu

icon-time22/9/2023

Nguyễn Minh Châu là một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông đã để lại rất nhiều ấn tượng và cảm xúc trong lòng bạn đọc, và tác phẩm Bức tranh cũng là một tác phẩm xuất sắc như thế. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết nghị luận phân tích và đánh giá nét đặc sắc về nhân vật người chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh của Nguyễn Minh Châu.

Nghị luận phân tích và đánh giá nét đặc sắc về nhân vật người chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh của Nguyễn Minh Châu

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ có rất nhiều nhà văn tài năng và nổi bật, không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu đã đặt chân rong ruổi khắp các nẻo đường để có thể nhìn và ghi lại những khoảnh khắc, xúc cảm và vẻ đẹp của bộ đội ta. Truyện ngắn Bức tranh là một trong những truyện ngắn được đánh giá là hay và xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu. 

Đoạn trích Bức tranh được rút ra trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành được sáng tác năm 1983. Có thể nói tác phẩm Bức tranh ra đời chính là một sự đánh dấu cho quá trình bắt đầu chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng của chính nhà văn. Nổi bật trong toàn bộ đoạn trích, người đọc ấn tượng với nhân vật người chiến sĩ, một người chiến sĩ với nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ.

Nghị luận phân tích và đánh giá nét đặc sắc về nhân vật người chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh của Nguyễn Minh Châu - ảnh 1

Khi viết về đề tài người lính, mỗi nhà văn sẽ quan sát ở một khía cạnh và góc nhìn khác nhau, điều đó sẽ phụ thuộc vào sự sáng tạo của người cầm bút. Đối với Nguyễn Minh Châu, ông không hề gọi tên đó là người lính, người chiến sĩ nào mà chỉ gọi bằng một cái tên chung chung, không ám chỉ cụ thể bất kì một ai. Những người lính phải oằn mình dưới bom đạn và chiến trường chính là nơi nguy hiểm và cực khổ nhất, người hoạ sĩ đã đến nơi được coi là tâm của bệnh sốt rét. Người lính đã được miêu tả khiến người đọc không khỏi xót thương “nước da xam xám, cặp môi thâm sì”, thế nhưng đó chính là đặc điểm chung của tất cả người lính lúc bấy giờ.

Khi mà người chiến sĩ xin vẽ một bức chân dung thì người hoạ sĩ đã vội vàng từ chối, anh ta nhìn người chiến sĩ với ánh mắt lạnh lùng. Sang vài hôm sau, họ lại gặp lại nhau, nhưng thay vì trách móc người hoạ sĩ thì anh chiến sĩ đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều. 

Khi đó, người hoạ sĩ mới nhận ra một điều rằng anh chiến sĩ ấy đã vô cùng bao dung, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mình, không hề để trong lòng những chuyện xảy ra hôm trước. Và không riêng gì người chiến sĩ trong câu truyện của Nguyễn Minh Châu mà ta tin rằng bất kì người lính nào cũng sẽ như vậy, ở họ chính là những phẩm chất tốt đẹp, cao cả, tốt bụng và lương thiện vô cùng.

Toàn bộ đoạn trích đề cập đến vẻ đẹp tâm hồn của con người, những nét tính cách ẩn sâu bên trong, hãy cố gắng nhìn vào sâu trong họ để có thể thấu hiểu và cảm thông. Nhân vật anh chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh chính là một hình ảnh đẹp nhất cho hình tượng người lính cụ Hồ.

-----------------------------------

Trên đây là bài viết nghị luận phân tích và đánh giá nét đặc sắc về nhân vật người chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh của Nguyễn Minh Châu. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question