image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận xã hội “Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người”

icon-time22/12/2023

Từ bao đời nay, dân tộc ta vẫn luôn đề cao truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Đó cũng là một trong những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam. Hãy cùng Topbee đến với bài Nghị luận xã hội “Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người” sau đây nhé!

1. Mở bài: Dẵn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

2.Thân bài:

* Giải thích:

- Người thầy: những thầy giáo, cô giáo trong trường học, người đồng hành cũng chúng ta trong mỗi tiết học trên lớp, để truyền đạt tri thức trong sách vở và cuộc sống. 

- Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được học tập, và một trong những điều hạnh phúc của trẻ thơ là được đi học, được tiếp thu kiến thức, được các thầy cô dìu dắt đến với những điều tốt đẹp và đúng đắn của cuộc sống

- Trong cuộc đời mỗi con người, “người thầy” mang một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu.

* Chứng minh: vài trò của người thầy quan trọng như thế nào?

- Học sinh khi đi học, sẽ được gặp gỡ, được dìu dắt bởi không phải một mà là nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người đều có một vai trò riêng.

- Thầy cô dạy chúng ta biết đọc, viết viết, biết những kiến thức từ đơn giản đến cao siêu.

- Không chỉ vậy, khi đi học, chúng ta sẽ không chỉ được truyền đạt kiến thức trong sách vở mà còn được dạy thêm nhiều kỹ năng sống.

- Những điều mà thầy cô dạy, không chỉ hữu ích thời điểm đi học, mà còn theo ta đến những chặng đường tiếp the.

* Mở rộng:

- “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”

- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộ.

- Tuy nhiên có một số học sinh và phụ huynh không tôn trọng giáo viên.

- Một số thầy cô giáo không làm tròn được đạo đức của nghề Giáo.

3. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề.


Nghị luận xã hội “Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người”

Từ bao đời nay, dân tộc ta vẫn luôn đề cao truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Đó cũng là một trong những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam. Từ nhỏ đến lớn, quá trình tiếp thu tri thức của một người đều gắn liền với sự dạy dỗ, dẫn dắt của thầy cô. Chính vì vậy, đối với bất kỳ ai, người thầy luôn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người

Niềm hạnh phúc lớn lao của một đứa trẻ khi sinh ra, ngoài việc được sống trong tình yêu thương, che chở của cả cha lẫn mẹ, thì đó còn là được đi học, được đến trường, được gặp gỡ thầy cô, bạn bè. Bởi vậy nên người ta vẫn thường nói: “Trường là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai”. Đến trường, trẻ em được tiếp thu tri thức từ sách vở và từ cuộc sống. Và người truyền đạt tất cả những điều tốt đẹp đó, người đứng trên bục giảng với phấn và thước, người luôn ân cần với từng tiết dạy, được chân quý gọi hai chữ: “Người thầy”. Đi học, ngoài việc học tập kiến thức, mỗi người còn được sống trong tình yêu thương và sự chăm sóc của các thầy cô, được dìu dắt đến với những điều tốt đẹp và đúng đắn trong cuộc sống.

Trong dân gian có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, đủ thấy được vai trò và tầm quan trọng của họ trong cuộc sống của mỗi người. Họ là những người đi trước với đầy đủ độ hiểu biết, và kinh nghiệm để dạy cho học trò của mình những kiến thức mới, những điều hay lẽ phải. Không chỉ dạy kiến thức, thầy cô còn dạy cho ta cách sống, cách làm người. Và ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những điều mới mẻ được khám phá ra ngày càng nhiều, thì càng cần đến sự hướng dẫn, dạy dỗ của thầy cô. 

“Qua lời giảng của thầy cô là cả thế giới bao la được mở ra”. Không phải tự nhiên lại có một sự ví von hay như thế. Kiến thức là vô tận, một người học sinh không thể tự mình nắm bắt và chọn lọc. Thầy cô sẽ là người giúp cánh cửa của thế giới đó từ từ mở ra, để học sinh có thể tiếp thu một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất. Ngày nay, phương pháp dạy học của giáo viên thường là khơi giợi và hướng dẫn để học sinh có thể tự tìm tòi, rèn luyện tư duy, tiếp thu kiến thức theo cách riêng của mình, không còn dập khuôn máy móc như ngày trướ. Và từ những kiến thức được học đó, học sinh có thể sáng tạo ra những cái mới mẻ, có thể khám phá ra những phương pháp học tập mới, hiệu quả hơn. 

Và vai trò của người thầy không chỉ là truyền đạt tri thức mà còn là đánh thức và khơi dậy tiềm năng bên trong người học. Người thầy chỉ là người mở đường, là người “nông dân gieo hạt”. Muốn cây đơm hoa kết trái vẫn phải phụ thuộc vào bản thân người học. Đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế, ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải học tập không ngừng mới theo kịp thời thế. Tình hình kinh tế của đất nước đòi hỏi một đội ngũ lao động am hiểu không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn phải biết vận dụng những điều mình đã học vào công việc, vào thực tế, ngoài ra còn phải am hiểu về khoa học – công nghệ. Và chỉ có người thấy mới có thể dẫn dắt chúng ta đến với những thành tựu trên con đường tìm kiếm tri thức. 

Không chỉ vậy, một người thầy tốt là người thầy tâm huyết với nghề, dùng tất cả sự nhiệt huyết để truyền đạt cho học sinh những điều mình biết và những điều học sinh cần. Nắm bắt tâm lý học sinh cũng vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học, và vai trò quan trong của người thầy là tìm ra và giúp học sinh của mình khắc phục những khuyết điểm và phát huy ưu điểm. Bên cạnh đó, thầy cô cũng có những phương pháp giáo dục phù hợp khi học sinh của mình chẳng may đi sai đường. Lấy mềm mỏng để cảm hoá, cứng rắn, răn đe khi cần thiết, không tạo quá nhiều áp lực cho học sinh hay ép chúng phải thay đổi nhanh chóng. Để xứng đáng với danh xưng người cha người mẹ thứ hai, những người thầy cũng phải dành cho học sinh tình yêu thương, coi trò như con, dành ra tất cả tình yêu thương và sự dịu dàng, dẫn dắt học sinh nên người.

Vai trò của người thấy to lớn là thế, tuy nhiên trong xã hội ngày nay, không phải ai cũng sống đúng với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” như người xưa vẫn răn dạy. Vẫn còn tồn tại rất nhiều học sinh, sinh viên thiếu sự tôn trọng đối với thầy, cô giáo của mình. Vẫn còn rất nhiều học sinh vô lễ, thậm chí coi thường người đã dạy cho mình con chữ, để mình trở thành một trong những người may mắn không bị thất học. Bởi vì ngoài kia vẫn còn biết bao nhiêu trẻ em không đủ điều kiện để đến trường vì nhiều lý do mà không thể tiếp cận với con chữ. Những người như thế, khát khao lớn nhất của cuộc đời họ có khi chỉ là một ngày được đến trường, được học tập, vui chơi với bạn bè, được nhận sự quan tâm của thầy cô. 

Ngoài ra, cũng có nhiều thầy cô giáo chưa làm tròn chữ “đức” trong nghề. Thực tế, tình trạng bạo lực học đường vẫn còn tồn tại rất nhiều. Thầy cô giáo đánh mắng, sử dụng vũ lực với học sinh, dùng những từ ngữ không đúng chuẩn mực để giao tiếp với học sinh,... Tình trạng đó xuất hiện ở mọi cấp học. Người ta nói trẻ em giống như một tờ giấy trắng, người ta vẽ gì lên đó sẽ để lại đúng vết tích như vậy. Cho nên học sinh, đặc biệt là cấp mầm non và tiểu học, bị bạo hành từ chính thầy cô giáo của mình. Thử hỏi sau này chúng sẽ lớn lên với một tâm hồn và nhân cách như thế nào? Những người giáo viên như thế không xứng đáng được gọi là “thầy”, không xứng đáng với cái nghề cao cả như giáo viên.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào, người thầy vẫn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Vậy nên, ngày 20-11 hằng năm được dành ra để ghi nhớ và ca ngợi công ơn to lớn của những “người lái đò” quanh năm không biết mỏi mệt ấy. Bất kể bạn còn là học sinh hay không, chúng ta vẫn cần thể hiện lòng biết ơn đối với những người thầy, người cô từng dạy dỗ mình. Không chỉ vậy, các bậc phụ huynh cũng nên thể hiện sự yêu quý và tôn trọng dối với người thầy của con em mình, bởi vì những đứa trẻ có nên người được hay không cũng phải nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Bởi vì người xưa có câu: “Muốn sang phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thấy”.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question