Nhận định về thiên nhiên trong thơ ca Trung đại

icon-time19/9/2023

Thơ ca Trung đại là một hình thức thơ ca cổ điển được sáng tác trong khoảng từ thế kỉ X tới thế kỉ XIX trong đó thiên nhiên là một phần không thể thiếu trong những bài thơ thời kỳ này. Hãy cùng Topbee đi Nhận định về thiên nhiên trong thơ ca Trung đại nhé!

Nhận định về thiên nhiên trong thơ ca Trung đại

Nhận định về thiên nhiên trong thơ ca Trung đại

Thiên nhiên trong thơ ca Trung đại gắn liền với cảm quan, tư tưởng cũng như triết lý văn hóa phương Đông. Bởi vậy, trong thơ ca cổ luôn có hình ảnh thiên nhiên xuất hiện. Non nước qua ngòi bút của các thi nhân thiên nhiên luôn hiện ra với vẻ đẹp hữu tình, kì vĩ tới lạ thường. Nước ta là một đất nước gắn liền với nền nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước. Thế nên trong tiềm thức của mỗi người thiên nhiên đã trở thành một phần không thể tách rời: 

“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ 

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. 

Hay đối với một bậc đại trí, đại tài như anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi khi sống ẩn tại Côn Sơn, cũng đã viết nên một bài thơ tuyệt hảo về cuộc sống tự do, tự tại khi không phải chịu sự gò bó của cuộc sống nơi quan trường khắc nhiệt:

“ Côn Sơn suối chảy rì rầm, 

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. 

Côn Sơn có đá rêu phơi,  

Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm. 

 

Trong ghềnh thông mọc như nêm, 

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. 

Trong rừng có bóng trúc râm, 

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.” 

( Trích Côn Sơn Ca - Nguyễn Trãi ) 

Dù cho cuộc sống không được đầy đủ, tiện nghi như khi còn ở chốn phồn vinh, thế nhưng Nguyễn Trãi vẫn vui vẻ với cuộc sống thoát mình như vậy.

Thiên nhiên trong thơ ca trung đại tuy to lớn, hùng vĩ nhưng không vì thế mà làm lấn át đi vẻ đẹp của con người trong ấy. Đó như là một chất xúc tác giúp cho con người càng trở nên mạnh mẽ hơn, ấn tượng hơn trong bài thơ. Người nhạy cảm là những người thường xuyên đắm chìm trong những khoảnh khắc tinh tế của tạo hóa để giao cảm và đồng điệu với vũ trụ bao la rộng lớn.  

Nếu như thiên nhiên trong Thơ mới được mô tả như một đối tượng riêng, một chủ đề tồn tại riêng biệt, thì ở thơ ca thời kỳ Trung đại thiên nhiên lại không hề tách rời khỏi con người. Con người và thiên nhiên đồng nhất với nhau, thiên nhiên như một chất liệu văn học cho ẩn dụ hay giáo huấn một cách có ý thức, thậm chí là vô thức: 

“ Thu ăn măng, trúc đông ăn giá, 

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” 

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm) 

 

Chất thơ thường mang sắc độ trầm, lạnh nhưng không vì thế mà mất đi sức sống, nhựa sống vẫn đang cuồn cuộn chảy trong cuộc sống đời thường. Thiên nhiên như một người bạn âm thầm nâng đỡ cho con người, cùng con người trải qua các thăng trầm của đời sống. Hay như đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết trong Truyện Kiều: 

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” 

Thiên nhiên trong thơ ca Trung đại sẽ phụ thuộc vào những ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm tới, từ đó ta cũng cảm nhận thấy thiên nhiên mang màu sắc vui tươi như “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến hay u buồn, đìu hiu giống như “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Thiên nhiên to lớn là vậy nhưng vẫn không bỏ rơi cảm xúc con người. Cũng có đôi lúc ta thấy rằng thiên nhiên trong thơ ca Trung đại mang tới cho con người tâm thế của những người chủ nhân, của những người có thể nắm giữ vòng quay của vũ trụ, thay đổi số phận của mình.

--------------------------------------

Trên đây là bài Nhận định về thiên nhiên trong thơ ca Trung đại .Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question