Phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ Quê hương

icon-time31/1/2023

Quê hương là những màu sắc tươi sáng nhất, thân quen nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh đã không ngần ngại mà bộc lộ điều tác giả yêu nhất và trân trọng nhất chính là những hương vị đặc trưng ở quê hương mang đầy sự quyến rũ và ngọt ngào. Sau đây mời các bạn cùng đi Phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ Quê hương để hiểu hơn về tình cảm và tác giả Tế Hanh dành cho quê hương của mình.


Dàn ý Phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ Quê hương

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận trong bài là 2 khổ cuối bài thơ Quê hương.

II. Thân bài

1. Khát quát

- Tác giả Tế Hanh ( Tên tuổi, quê quán, cuộc đời, sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật,..)

- Tác phẩm Quê Hương ( thể loại, đề tài, được sáng tác tại đâu trong hoàn cảnh như thế nào?,…)

2. Phân tích

- 2 khổ thơ cuối bài thơ Quê Hương .

+ Khổ 4: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá từ biển cả trở về.

=>  Đây là một trong những khổ thơ hay nhất, đọc những vần thơ, người đọc có thể cảm nhận thấy rằng Tế Hanh đã gửi gắm biết bao nhiêu niềm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của chính nhà thơ.

+ Khổ 5: Nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ Tế Hanh dành cho quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.

=> Chỉ với bốn câu thơ trên, một bức tranh khung cảnh thiên nhiên ở làng chài hiện lên trước mắt chúng ta thật chân thực, sống động

3. Tổng kết nội dụng, nghệ thuật của tác phẩm.

4. Giá trị thẩm mĩ mà tác phẩm mang lại.

III. Kết bài

Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ Quê hương ( có thể liên hệ thêm 1 số các tác phẩm thơ ca về tình cảm dành cho quê hương đất nước như: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,…)

Dàn ý Phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ Quê hương

Phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ Quê hương

Nỗi niềm nhớ thương quê hương là nỗi niềm chung của tất cả những người con xa quê. Và Tế Hanh cũng không ngoại lệ, ông đã sáng tác không biết bao nhiêu tác phẩm gợi nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Bài thơ “Quê Hương” chính là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông về làng chài – nơi mà Tế Hanh sinh ra và lớn lên. Đặc biệt là 2 khổ thơ cuối bài thơ, chí vơi 8 câu thơ nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng các bạn đọc:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.

Sau chuyến chuyến ra khơi đầy miệt mài, những người dân chài trở về đất liền với một hình ảnh thật sinh động, đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Họ không hề mang dấu hiệu của sự mệt mỏi, dường như họ chẳng yếu đuối hay sợ hãi khi đứng trước biển đêm. "Làn da ngăn rám nắng" đây là nước da quen thuộc, đặc trưng của người dân lao động nơi đây, vốn từ nhỏ đã phải dầm mưa dãi nắng nay làn da ấy càng ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Khi các anh từ từ điều khiển con thuyền cập bến và đáp xuống đất liền, giờ đây trông các anh ấy giống những Thạch Sanh của vùng biển cả : "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Từ làn da mà tới ánh mắt, bàn tay, thành hình, những bước đi đều mang đậm hương vị mặn mòi từ biển lớn. "Vị xa xăm" là hương vị có gió đại dương, muối đại dương, nắng đại dương và hơi thở của đại dương nữa tất cả đã cùng hòa quyện tạo nên một hương vị của nơi phương xa, "xa xăm" vốn là từ ngữ dùng để chỉ sự xa xôi, mơ hồ nhưng nay lại được Tế Hanh sử dụng để kết hợp với từ “vị” điều này đã làm cho câu thơ trở nên thật tinh tế. "Nồng thở” từ này như còn đang ẩn chứa một sức mạnh rất lớn, rất bền bỉ như đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn mỗi ngươi lao động để từ làn da tơi đôi mắt hay nụ cười của họ đều bừng sáng lên sự tươi mới của sức trẻ.

Phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ Quê hương

Đồng hành cùng những người dân làng chài khi ra biển không thể không nhắc đến những con thuyền – người bạn đi biển

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Những con thuyền đã không giấu nổi sự mệt mỏi của mình sau một thời gian lao động cật lực, vất vả: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Ở đây tác giả Tế Hanh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá từ đó sẽ giúp cho người đọc hình dung một cách rõ ràng, sắc nét về dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của những con thuyền khi chậm chạp tiến vào bến đỗ. Nó cứ nằm lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Với ngòi bút tài năng của mình, Tế Hanh đã rất tinh tế khi sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ này. "Nghe" là một động từ dùng để chỉ hoạt động của thính giác, còn từ "thấm" lại là cảm nhận đến từ xúc giác. Tuy chiếc thuyền nằm im nghỉ ngơi nhưng đồng thời nó cũng cảm nhận thấy từng chuyển động nhỏ bé nhất đang diễn ra trong cơ thể mình. Cách viết ấy vừa gợi lên được sự thấm đẫm mệt nhọc của con thuyền nhưng cũng vừa thể hiện được sự tài hoa, tinh tế tuyệt vời của thi nhân Tế Hanh, tưởng chừng như Tế Hanh cũng có sự đồng cảm sâu sắc với cho những cảm giác, cảm xúc của những con thuyền. Khổ thơ thứ tư là một trong những khổ thơ hay nhất, để lại cho độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh. Đọc những vần thơ, người đọc có thể cảm nhận thấy rằng Tế Hanh đã gửi gắm biết bao nhiêu niềm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của chính nhà thơ.

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”

Thực tế, khi sáng tác bài thơ này Tế Hanh đang học tập và làm việc xa quê, vậy mà tác giả vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương nơi mình được sinh ra và lớn lên. Chỉ với bốn câu thơ trên, một bức tranh khung cảnh thiên nhiên ở làng chài hiện lên trước mắt chúng ta thật chân thực, sống động biết bao. Qua đó ta có thể nhận thấy rằng tuy tác giả đã rời xa quê hương, nhưng trong tâm trí và trái tim ông vẫn luôn nhớ tới làng chài của mình, quê hương luôn ở trong tiềm thức, hiện hình trong mọi suy nghĩ, mọi dòng cảm xúc. Nối nhớ về quê hương thiết tha đã không thể kìm nén nổi mà bật ra thành những lời thơ vô cùng giản dị mà mộc mạc: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương chính là nơi có mùi biển mặn nồng, con nước xanh, màu cá bạc, cánh buồm vôi. Quê hương là những màu sắc tươi sáng nhất, thân quen nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh đã không ngần ngại mà bộc lộ điều tác giả yêu nhất và trân trọng nhất chính là những hương vị đặc trưng ở quê hương mang đầy sự quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh cũng giống như con người ông vậy, rất bình dị, mộc mạc chân thành. Chỉ với hai khổ thơ cuối, tác giả đã thành công phác họa bức tranh những người dân lao động quê ông, mạnh mẽ, khoẻ khoắn nhưng cũng rất sâu lắng. Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp của  thiên nhiên tươi sáng, yên bình, thơ mộng nhưng không kém phần hùng tráng nơi làng trài.

-------------------------------------

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ Quê hương. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question